Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong ao bằng chế phẩm sinh học

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cũng được biết với tên hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là dịch bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.  EMS đặc trưng ảnh hưởng đến tôm chưa đạt kích thước thương phẩm (40 ngày nuôi hoặc sớm hơn). Đó là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tôm chết lớn ở các trại nuôi tôm và những trại nuôi bị nhiễm bệnh cần được khử trùng cẩn thận.

Mặc dù có một vài công ty đã quảng cáo những giải pháp để loại trừ EMS, tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các sản phẩm trên thị trường chưa chứng minh được tác dụng của chúng. Do vậy, nông dân vẫn phải tìm kiếm những giải pháp thay thế hiệu quả cho những vấn đề của họ.

Cho đến bây giờ, những biện pháp phòng ngừa tổng hợp vẫn chỉ ở cách quản lý kĩ thuật nuôi trồng và chăm sóc. Một số giải pháp đã được áp dụng như kiểm tra kĩ chất lượng nguồn giống tôm (post larve), bước đầu áp dụng ương giống trước thả, hệ thống semi-biofloc và thả nuôi tôm ghép với cá rô phi dường như đã cải thiện kết quả (mặc dù đôi khi không chắc chắn).

Sự phát triển của mô hình nuôi nước xanh (green water) trong công nghệ semi-biofloc hoặc thả nuôi  cá rô phi sớm trong ao đang được khuyến khích. Điều đó làm tăng tốc độ phân giải các hợp chất trong ao, làm tác nhân gây bệnh Vibrio không thể chiếm ưu thế và gây bệnh EMS trong quá trình thả nuôi. Ngoài ra còn ổn định hệ vi sinh của nước và giảm sự biến động các chỉ tiêu chất lượng nước, cụ thể là pH.

Một biện pháp khác được giới thiệu bởi nông dân nuôi tôm, đặc biệt ở Thailand, là sử dụng ao ương. Kích cỡ và thể tích nhỏ của những ao ương giúp cho việc kiểm soát các điều kiện của ao dễ dàng hơn đặc biệt là 30 ngày nuôi đầu tiên. Những kĩ thuật quản lý này đã khẳng định hiệu quả qua lượng thức ăn tiêu thụ và giảm lượng thuốc sử dụng, điều này giúp kiểm soát sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio và độc tính của chúng.

Để chiến đấu với EMS, điều quan trọng là phải biết là xác định chính xác kẻ thù

Tất cả vi khuẩn Vibrio đều hiện diện trong nguồn nước và có thể thích nghi tốt với các điều kiện môi trường ao. Chúng ưa thích tất cả thành phần dinh dưỡng hiện diện trong ao, như là chitin từ vỏ tôm, thức ăn thừa và các chất thải. Chúng có thể chống cự được những thay đổi mạnh mẽ của môi trường, như là khi phơi ao, bằng cách hình thành bào xác. Đó là lý do vì sao không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Việc nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh Vibrio đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng tác nhân gây bệnh là rất khác nhau, và là một quá trình phức tạp tác động bởi rất nhiều yếu tố bao gồm vật chủ, loài Vibrio và giống, giai đoạn phát triển, điều kiện lý hoá, tác động của môi trường, liều sử dụng, thời gian và phương thức lây nhiễm.

Chúng ta cũng biết rằng biết rằng vi khuẩn Vibrio sở hữu khả năng giao tiếp. Chúng có khả năng bài tiết ra những hợp chất hoá học giúp chúng có thể xác định được mật độ của quần thể mà chúng sẽ tập hợp cùng. Khi chúng đạt đến sinh khối phù hợp, độc tính của chúng sẽ phát huy tác dụng và có khả năng gây bệnh. Do vậy, việc ngăn chặn vi khuẩn Vibrio đạt được sinh khối phù hợp là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa EMS.

Công cụ có sẵn trong ao: vi sinh vật có ích

Việc sử dụng vi sinh vật có ích giúp cải thiện môi trường nước và kiểm soát số lượng của vi khuẩn Vibrio là một trong những chiến lược phổ biến của người nông dân trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của dịch EMS.

Một vài chế phẩm sinh học trên thị trường làm giảm độc tính của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nhưng khi nhiều giống vi khuẩn Vibrio được đưa vào kiểm tra cùng lúc thì có một thực tế rõ ràng rằng không phải tất cả vi sinh vật đều có khả năng ức chế Vibrio phát triển (trong phòng thí nghiệm). Một vài giống vi sinh vật dường như có hiệu quả hơn các giống khác trong việc ức chế V. parahaemolyticus phát triển.

Những giống vi sinh vật như Lactiobacillus sp., Pediococcus sp., Enterococcus sp. và Bacillus sp. đã chứng minh khả năng ức chế V. parahaemolyticus. Những thử nghiệm này đã chứng minh rằng việc ức chế sự phát triển mầm bệnh thuộc những giống vi sinh vật có thuộc tính đặc biệt. Thậm chí sự khác biệt của các giống trong cùng một loài cũng có sự khác nhau đáng kể (chỉ có 5 trong 11 giống B. subtilis có khả năng ức chế sự phát triển độc tố của V. parahaemolyticus: 90%). Điều đó chỉ ra tầm quan trọng của việc lựa chọn những chủng vi sinh vật có lợi để kiểm soát Vibrio và không phải chế phẩm sinh học nào cũng có tác động tương tự nhau.

Nguồn: AQUACULTURE ASIA PACIFIC

Theo KS ĐỖ NGỌC TUẤN, VINHTHINH BIOSTADT, 04/11/2014

Ý kiến của bạn