Tảo độc trong ao nuôi tôm và biện pháp quản lý

Tảo bao gồm các sinh vật tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.

1. Tảo độc là gì?

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt…các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

2. Các loại tảo độc.

* Tảo lam:

Có 2 loại tảo lam phổ biến trong ao nuôi: Oscillatoria Microcystic

tảo lam trên kính hiển vi
Hình ảnh Oscillatoria và Microcystic xem dưới kính hiển vi quang học

Nhận biết ao có tảo lam:

– Xem trên kính hiển vi: 2 hình trên.

– Quan sát bằng mắt thường: Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt liti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Khi tảo lam già có dạng hạt hay dạng sợi thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm

tảo lam trong ao tôm
Hình ảnh tảo lam trong ao tôm

– Trong ao có tảo lam tôm thường mắc bệnh đường ruột.

– Gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước

– Tảo lam sợi sẽ cản trở sự hô hấp của tôm

* Tảo mắt (euglenophyta)

Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện chứng tỏ trong ao bị ôi nhiễm chất hữu cơ, nền đáy nhiễm bẩn.

Nhận biết ao có tảo mắt:

– Phân bố chủ yếu môi trường nước ngọt hiếm thấy trong ao nuôi tôm.

– Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má.

– Quan sát trên kính hiển vi: Tảo mắt di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào có điểm mắt màu đỏ.

tảo mắt trong ao tôm
 Hình ảnh quan sát trên kính hiển vi của tảo mắt.

* Tảo giáp (pyrrophyta)

Tác hại của tảo giáp: Nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Là nguyên nhân gây hiện tượng phát sáng trong ao. Ngoài ra tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.

Nhận biết ao có tảo giáp:

– Quan sát tren kính hiển vi: Tảo có màu đen giống hạt lơ lửng, có khe ở giữa và có gai.

– Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. pH giao động ngày đêm lớn.

hình ảnh tảo giáp trong ao tôm
Hình ảnh tảo giáp trong ao nuôi

3. Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi.

Nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi là do ôi nhiễm hữu cơ:

– Quản lý thức ăn không tốt làm thức ăn dư tích lũy xuống nền đáy.

– Phân tôm trong suốt vụ nuôi.

– Nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ.

Thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài

– Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo Lam phát triển.

– Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.

Nguyên nhân tảo tàn và ao thiếu tảo:

Nguyên nhân tảo tàn:

– Mưa kéo dài hoặc nắng nóng làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm.

– Thiếu ánh sáng do mưa kéo dài hoặc trời âm u.

Nguyên nhân ao không có tảo:

– Không đủ dinh dưỡng (N, P, K… CO2) thường xảy ra ở các vùng nước kém dinh dưỡng.

– Phiêu sinh động vật ăn

– Nước đục ngăn cản sự quang hợp của tảo.

4. Biện pháp quản lý tảo

Quản lý khi tảo phát triển mật độ dày:

– Vớt xác tảo

– Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo

– Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư.

– Xử lý tảo bằng men vi sinh với mật đường ủ 3-6h đánh vào ban đêm.

– Cắt tảo bằng vôi đêm với liều lượng cho phép <20kg/1000m3 nước sau khi dánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3

– Hút bùn và xiphon đáy thường xuyên.

– Sử sụng chất diệt tảo có gốc CuSO4

– Riêng với tảo Lam áp dụng biện pháp tăng độ mặn cho nước ao bằng việc cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1000m3 treo ở đầu cánh quạt.

– Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục.. giúp ổn định chất lượng nước.

Quản lý tảo khi tảo tàn:

– Nhanh chóng vớt xác tảo tàn.

– Xiphon đáy thường xuyên

– Kiểm tra các thông số trong nước và nhanh chóng điều chỉnh.

– Bổ sung oxy viên, tăng cường chạy quạt để kịp thời bổ sung oxy cho tôm

– Thay 30% nước trong ao nếu có ao lắng

– Giảm 30- 50% lượng thức ăn để điều chỉnh chất lượng nước.

Quản lý ao nuôi khi thiếu tảo:

– Ao thiếu tảo thường diễn ra khi nước dục, ao nghèo dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong ao nhiều…

– Cần sử dụng các biện pháp tổng hợp để trợ lắng và bổ sung dinh dưỡng nhằm gây màu nước cho ao tôm.

Theo Nimda, Thủy sản Tép bạc

3 bình luận trong “Tảo độc trong ao nuôi tôm và biện pháp quản lý”

Ý kiến của bạn