Những điều kỳ bí mê hôn trong lòng đại dương

Đại dương bí ẩn vẫn còn vô vàn những điều kỳ bí mà bạn chưa biết đến. Những bức ảnh tuyệt đẹp dưới đây sẽ hé mở phần nào.

Loài sinh vật giống bong bóng tím này có tên khoa học là Physalia physalis. Dù bề ngoài giống con sứa, nó không phải sứa mà là loài siphonophore. Đây không phải một cá thế mà là một quần thể gồm nhiều cá thể gọi là các zooid.

Hải sâm là loài động vật biển thân mềm có vẻ ngoài hào nhoáng, nổi tiếng với mảng màu sắc và kết cấu nổi bật.

Sên lưỡi hạc mang trên lưng một chiếc vỏ màu mè ấn tượng, chính là lớp mô sống của loài động vật thân mềm. Thức ăn chính của sên lưỡi hạc là loài san hô quạt có độc tố. Sinh vật hấp thụ chất độc vào cơ thể và lợi dụng nó như một vũ khí phòng thân, trở thành loài sên độc.

Khuôn mặt kỳ quặc của Blob Sculpin (Cá giọt nước) trông giống như nó có thể nhảy ngay ra khỏi nước và bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nhưngtrên thực tế, đó là một loài sinh vật khá nhút nhát.

Mực ống kính (glass squid), hay còn gọi là mực vẹt (cockatoo squid), là một trong những sinh vật lạ dưới đáy biển, với cơ thể gần như trong suốt và đôi mắt khổng lồ. Nó cũng có khả năng phát quang sinh học.

Giun cây thông giáng sinh (Christmas tree worm) là một loại giun nhiều tơ, có cơ thể nhiều màu sắc tươi sáng. Các xoắn ốc trên cơ thể giúp loài này bắt thực vật phù du để ăn dễ dàng.

Giun ống khổng lồ được tìm thấy ở những khu vực khắc nghiệt nhất của đại dương. Loài này phát triển mạnh gần miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương.

Động vật giáp xác siêu khổng lồ (Supergiant crustacean) thuộc nhóm động vật giáp chân hai loại (amphipod), được tìm thấy tại độ sâu khoảng 7.000m thuộc rãnh Kermadec, vùng biển phía bắc của New Zealand.

Salpa – sinh vật giống loài sứa sống ngoài khơi bờ biển California được tạo thành từ các cá thể nhỏ hơn để hỗ trợ nhau. Mỗi salpa là một sinh vật phù du và có khả năng tự nhân giống theo ý muốn của chúng.

Cá mập yêu tinh nổi bật với cái mõm dài kỳ lạ. Nó có màu hồng, vây xanh, một cái đầu phẳng, và phần hàm lồi.

Cá mập Cookiecutter có hình dáng giống như một điếu xì gà. Thân của loài này phát quang, ngoại trừ phần khoanh cổ tối màu.

Sinh vật biển kỳ lạ này thực chất là loài sao rổ thường sống ở độ sâu 2.000m dưới đại dương.

Hải long lá hay cá rồng biển thân lá là một loài cá thuộc họ Cá chìa vôi. Đây là loài có cách ngụy trang phức tạp nhất trong thế giới động vật ở biển.

Con sao biển trong bức ảnh trông giống như đang nằm trên một tảng đá hoặc có thể là một rạn san hô. Nhưng thực sự đó là một xenophyophore, sinh vật đơn bào lớn nhất trên thế giới. Xenophyophores có thể phát triển chiều dài khoảng 10cm. Chúng chỉ được tìm thấy ở vùng biển sâu.

Cá rắn Viper là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương, được biết đến với những vết cắn đáng sợ. Loài này sống chủ yếu ở vùng biển sâu và sử dụng cơ quan phát ra ánh sáng trên lưng để nhử con mồi.

Cá vây chân (frogfish) là bậc thầy về ngụy trang, như bạn có thể thấy từ bức ảnh này. Một số loài thậm chí còn có khả năng thay đổi màu sắc.

Cá mập đầu bò mào trông giống như một con quái vật biển với cơ thể rắn và phần hàm sắp xếp một cách kỳ lạ. Miệng của nó chứa đầy hàng răng kim sắc nét.

Giữa đại dương là một dãy núi nằm dưới nước, có một thung lũng đặc biệt chạy dọc theo xương sống của nó, được tạo thành từ một loạt các dãy núi lửa trên khắp các đại dương của thế giới, hình thành bởi hoạt động kiến tạo mảng.

Dưa chuột biển có hình thù rất sống động, với rất nhiều màu sắc, thiết kế, và kết cấu. Con dưa chuột biển màu đỏ tuyệt đẹp này là một ví dụ.

Loài tảo giáp sinh sống tự do ở biển có khả năng phát quang sinh học Noctiluca scintillans. Đặc điểm phát quang của loài tảo này được tạo ra bởi một hệ thống luciferin-luciferase nằm ở trong hàng ngàn bào quan có hình cầu nằm ở khắp tế bào chất của sinh vật nguyên sinh đơn bào. Loài tảo này không sinh độc tố, nên không có nguy cơ gây ngộ độc cho người hay thuỷ sản. Nhưng chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước.

Rất thích hợp với cái tên Thiên thần biển, sinh vật trong suốt này thực chất là một loài ốc sên với chân lướt biến dạng thành “đôi cánh”. Loài này bơi tự do qua các đại dương và ăn các động vật thân mềm khác.

Great Blue Hole là hố sâu dưới lòng nước nằm bên bờ biển Belize. Nó có hình tròn với độ rộng 305m, sâu khoảng 126m. Nhìn từ trên cao, trông nó giống như con mắt khổng lồ xanh thẫm vô cùng quyến rũ và kì bí.

Theo Duy Huệ, Báo điện tử Kiến thức / BI, 30/10/2014

Ý kiến của bạn