Nóng lên tranh luận về thức ăn thay thế

Vì Diễn đàn Tính Bền vững Thức ăn Thủy sản trước hội nghị vào thứ Ba diễn ra đông bất ngờ nên cuộc tranh luận về các thành phần thức ăn thủy sản thay thế đã kéo qua thứ Năm tại Hội nghị Quốc tế Tầm nhìn Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (GOAL 2014) tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bởi nguồn tài nguyên biển làm bột cá và thức ăn cho cá hạn chế, các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản rất quan tâm tìm hiểu sự cân bằng thích hợp trong các công thức thức ăn để không chỉ nuôi được cá chất lượng cao mà còn nuôi một cách bền vững ít tác động nhất đến môi trường biển và trên cạn.

“Tác động môi trường là trách nhiệm của bất kỳ hệ thống sản xuất nào” là ý kiến của Andrew Mallison – Tổng Giám đốc IFFO – Vương quốc Anh, Tổ chức Nguyên liệu từ Biển. “Chúng tôi có những dự định quan trọng và [các nguyên liệu từ biển] đã từng phản ứng, làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO), xác định các tiêu chí để cấp chứng nhận.” Các nguyên liệu trên cạn cũng đang được khảo sát kỹ lưỡng hơn.

Lukas Manomaitis thuộc Hội đồng xuất khẩu đậu nành Mỹ cho biết ngành công nghiệp đậu nành sẽ có khả năng theo kịp với nhu cầu đang tăng trưởng, cung cấp sản lượng tốt hơn nhờ các phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học tiên tiến. Ông ấy cho là “Có thể và sẽ thực hiện được”. “Nông dân muốn tiếp tục nuôi lâu dài. Với nguyên liệu từ biển, chúng ta phần nào ước chừng được những gì chúng ta đang lấy đi.”

Manomaitis cho biết thêm đậu nành và các loại cây trồng khác biến đổi gen (GM) là tương lai của thực phẩm. “Đó không phải là vấn đề bạn có thể hay không thể [sản xuất đậu nành không biến đổi gen], đó là ‘bạn sẽ trả giá cho việc đó như thế nào? Phương thức tiếp cận cây trồng hiện đại sẽ phải biến đổi gen.” Sản xuất đậu nành ở Mỹ khoảng 94 % biến đổi gen (GM).

“Kẻ mạnh” theo cách nói của một người tham gia hội nghị ám chỉ Trung Quốc là quốc gia chính tiêu thụ đậu nành và chi phối ngành công nghiệp thức ăn cho cá.

Ari Jadwin, nhà sáng lập AquaFude ở Thành Đô, Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất Trung Quốc “kinh hãi bất cứ những gì biến đổi gen (GM)” và còn lâu mới sẵn sàng để chấp nhận các sản phẩm làm từ bột côn trùng hoặc các loại nguyên liệu thức ăn thay thế khác. AquaFude bán thức ăn chủ yếu cho người nuôi cá hồi và cá tầm ở miền tây Trung Quốc. Những người nuôi ở đó không quan tâm nhiều đến các hệ thống chứng nhận nước ngoài. “Họ khó chịu về một nhóm nước ngoài hướng dẫn họ cách làm mọi việc như thế nào. Họ không quan tâm đến kiến ​​thức và có thể làm thành công. Tuy nhiên đó không thể giống như chương trình chứng nhận phương Tây.

“Chúng tôi đã thử phương thức tiếp cận dựa trên tính bền vững; không ai quan tâm. Chúng tôi đã thử cách tiếp cận dựa trên hiệu suất; không ai quan tâm. Chúng tôi đã tạo ra một thương hiệu và đã thành công nhất ở lĩnh vực thương mại; một thương hiệu được nhận biết về tính an toàn và một cách tiếp cận bền vững hơn. Việc đó đem đến cho chúng tôi các kết quả có thể đo lường được. Bạn kiểm soát kẻ mạnh này như thế nào? Bạn phải chắc rằng [nhà sản xuất] đang tiếp tục bán rất nhiều cá”. “Nếu bạn làm được chuyện đó, anh ta sẽ không quan tâm có gì trong thức ăn miễn là nó hữu dụng.”

Manomaitis đối lập bằng ý kiến Trung Quốc là “người tiêu dùng khổng lồ” các sản phẩm biến đổi gen (GM). “Không có gì phải sợ,” ông nói. “Họ đang hướng tới các phương pháp tiếp cận tích cực và đang đi đầu trong việc thay đổi protein từ động vật.”

Một nông dân Mỹ trồng đậu nành tham gia hội nghị đã biện hộ cho các sản phẩm và quy trình thực hành biến đổi gen (GM) là việc trồng đậu nành biến đổi gen (GM) cần đất canh tác ít hơn, nhiên liệu diesel ít hơn, cắt giảm các chi phí đầu vào và duy trì các vùng nước liền kề sạch hơn.

Theo Công ty Bioaqua Vietnam, 12/10/2014

Ý kiến của bạn