Tổng quan thị trường tôm thế giới

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến​​. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.

1. Nguồn cung

1.1 Châu Á

Tại Trung Quốc, sản xuất chưa được cải thiện nhiều so với năm ngoái, mặc dù một số nông dân ở các tỉnh phía Nam đã chuyển sang nuôi loài mới với kỳ vọng thu hoạch tốt hơn.

Tại Thái Lan, sản xuất đến nay vẫn thấp hơn năm ngoái. Mặc dù Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã dường như ngừng lan rộng, điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến nuôi tôm trong 2 tháng đầu năm nay. Nhiều nhà máy chế biến đã bị buộc phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu. Với những thách thức mà ngành tôm đang phải đối mặt, dự báo sản lượng tôm năm 2014 của nước này khó đạt được 400.000 tấn.

Tại Ấn Độ, nguồn cung cấp cũng thấp hơn so với dự báo trước đó. Nhu cầu trên thị trường Mỹ ở mức thấp kéo giá tôm giảm khiến nhiều nông dân thu hoạch sớm trong tháng 4. Tuy nhiên, ngay sau đó có đơn hàng mới từ Mỹ và EU khiến nhiều hộ nuôi giữ lại tôm cho tới giữa tháng 6 mới thu hoạch.

Sản lượng tôm chân trắng ở miền Nam Ấn Độ năm nay không tăng mạnh như năm ngoái. Tuy nhiên, sẽ có nguồn cung cấp bổ sung từ các bang Đông Nam Odisha và Tây Bengals nơi nông dân đã chuyển hẳn sang nuôi tôm chân trắng. Nhìn chung, trong năm 2013, sản lượng tôm sú ở Ấn Độ giảm 40% do nông dân chuyển sang sản xuất tôm chân trắng.

Ở Việt Nam, cảnh báo dư lượng kháng sinh tại các thị trường Nhật Bản và EU, và giá tôm giảm khiến nước này thu hoạch tôm sớm trong quý I/2014 tăng đột ngột. Được biết, một số nông dân ở tỉnh Sóc Trăng đã trở lại nuôi tôm sú bởi giá cả ổn định và nguồn cung tôm này đang thiếu.

Trong khi đó, sản lượng tôm chân trắng đã tăng lên nhanh chóng ở một số nước mới nuôi thì EMS vẫn còn là một mối quan tâm lớn ở các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Trong quý đầu năm nay, NK tôm nguyên liệu từ Ecuador vào Việt Nam để chế biến XK cao hơn so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái.

1.2 Mỹ Latinh

Ở Ecuador và Honduras, sản xuất tôm nuôi dường như được diễn ra suôn sẻ nhờ đó kim ngạch XK sang Mỹ, châu Âu và các thị trường châu Á tăng nhanh. Năm 2013, Honduras là nhà sản xuất tôm hàng đầu ở Trung Mỹ (30.000 tấn), tiếp theo là Nicaragua (24.500 tấn) và Guatemala (17.000 tấn).

1.3 Khai thác tôm

Sản lượng khai thác tôm của Mỹ ở vịnh Mexico trong quý I/2014  đạt 3.400 tấn, giảm 5,44% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá NK bắt đầu giảm từ giữa tháng 3, giá bán sau khi cập cảng vẫn cao hơn so với năm ngoái. Ở Argentina, mùa đánh bắt tôm Pleoticus muelleri trong vùng biển quốc gia bắt đầu vào cuối tháng 5 và hầu hết các tàu đều có sản lượng tốt. Giá chịu ảnh hưởng mạnh trên thị trường EU.

2. Xu hướng thị trường

Đến tháng 7, thị trường tôm đã bắt đầu cải thiện, giá tăng trên thị trường thế giới. Người mua hàng từ Mỹ và châu Âu đã gia tăng đơn đặt hàng trong khi một số nước ở Đông Nam Á cũng có nhu cầu NK lớn tôm nguyên liệu cho chế biến XK. Australia cũng tăng tiêu thụ trong nước.

Đối với XK, tính đến tháng 3/2014, Ecuador dẫn đầu về XK tôm với  mức tăng 32% về khối lượng. XK của Ấn Độ cũng đã tăng 49% và Indonesia 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng tăng mạnh XK tôm trong quý I/2014 với tổng 1,65 tỷ USD. Trong khi đó, XK từ Thái Lan giảm 47% và từ Trung Quốc giảm 22% trong giai đoạn này. Ở châu Mỹ Latinh, NK tôm vào Mexico cũng tăng 54% trong quý I/2014, chủ yếu là từ Mỹ Latinh trong khi XK giảm 37%.

2.1 Nhật Bản

Nhu cầu đối với tôm nuôi trên thị trường Nhật Bản giảm do nguồn cung hạn chế, giá tăng do đồng yên yếu cộng với cạnh tranh mua tôm với các nước Đông Nam Á. Lần đầu tiên trong 25 năm qua, NK tôm tôm nguyên liệu bình quân hàng tháng chỉ đạt gần 10.000 tấn, giảm gần 23% so với năm ngoái. Nguồn cung từ Việt Nam và Trung Quốc đã không bù đắp thiếu hụt từ Indonesia (-39%), Ấn Độ (-42%) và Thái Lan (-69%). Đáng chú ý là mặc dù sản lượng tôm của Indoneisa tăng nhưng XK sang Nhật Bản lại giảm.

NK tôm đông lạnh nguyên liệu vào Nhật Bản trong quý I/2014 giảm 5,26% so với năm ngoái. Nguồn cung từ Việt Nam tăng trong đó chủ yếu tôm Nobashi và cũng từ Trung Quốc (tôm thịt). Nguồn cung cấp tôm nước lạnh tăng từ Argentina và Canada trong giai đoạn này.

NK tôm chế biến vào Nhật Bản cũng thấp hơn đáng kể trong quý I (-20%), do thiếu nguyên liệu và giá cao ở Thái Lan, nước cung cấp chính. Mặc dù vậy, Thái Lan vẫn là nhà cung cấp hàng đầu về tôm giá trị gia tăng tại Nhật Bản, trong khi Việt Nam đã tăng nguồn cung của mình bằng cách sử dụng nguyên liệu NK từ Ecuador và Ấn Độ.

4 tháng đầu năm 2014, NK tôm vào Nhật Bản giảm 20% so với năm ngoái, cho thấy một nhu cầu giảm đối với tôm nhiệt đới ở thị trường Nhật Bản. Mặt khác, NK tôm nước lạnh từ Argentina Nga, Canada và Greenland có giá rẻ hơn lại tăng.  Với đồng yên yếu không thể hỗ trợ giá khiến thị trường Nhật Bản tiếp tục sử dụng tôm nước lạnh như một nguồn thay thế.

Tại thị trường bán buôn nội địa, giá tôm chân trắng giảm mạnh trong tháng 5 và bắt đầu tăng trở lại. Lượng dữ trữ thấp hơn so với năm ngoái do NK hàng tháng giảm kể từ tháng 3. Do vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm Việt Nam, NK tôm chân trắng HLSO từ Ấn Độ được dự kiến ​​sẽ tăng.

2.2 Mỹ

Trong quý I/2014, giá tôm bán lẻ cao hơn 15,5% khiến tôm dẫn đầu về doanh số trên thị trường thủy sản tươi. Tuy nhiên, theo thống kê của Nielsen, sức mua tôm của hộ gia đình tại Mỹ giảm 4% trong quý I. NK từ khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh vào Mỹ tăng trong khi sản lượng khai thác nội địa ở mức thấp.

Nhìn chung, mặc dù tiêu thụ thủy sản tại Mỹ tăng lên trong mùa lễ hội Lent vào tháng 3-4, nhưng chưa đủ để đẩy mạnh tiêu thụ tôm nói chung. Do giá cao, kinh doanh tại khu dịch vụ tránh sử dụng nguyên liệu tôm và sử dụng cá thay thế. Việc đóng cửa sáu nhà hàng Red Lobster dọc theo bờ biển phía Tây của Darden Restaurant Inc cũng có một tác động tiêu cực đến doanh số bán tôm.

Tuy nhiên, NK vào Mỹ tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái 127 100 tấn. Indonesia là nhà cung cấp chính, tiếp sau là Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc là nguồn cung cấp chính tôm thịt sơ chế trong khi NK tôm chế biến từ Indonesia và Việt Nam tăng mạnh so với năm ngoái.  Nguồn cung cấp lớn tôm tẩm bột từ Trung Quốc và NK cũng tăng từ Thái Lan. Ecuador cũng là nhà cung cấp chính tôm HLSO và tôm thịt cho Mỹ.

2.3 EU

Trong quý II/2014, giá tôm trên thị trường EU mặc dù giảm nhưng nhu cầu từ thị trường này chưa thật sự cải thiện.  NK chỉ tăng nhẹ khoảng 4% trong đó NK vào Ý (tăng 3%), Đan Mạch (+ 7,6%), Hà Lan (+ 20%) và Bỉ (5%). Trong khi đó, NK tôm vào một số thị trường lớn khác Tây Ban Nha giảm 10%, Pháp (-0,9%), Anh (-9%) và Đức (14%) so với cùng kỳ năm 2013.

Nguồn cung từ Ecuador tăng mạnh với 33% trong giai đoạn này. Vượt qua Greenland, Ấn Độ khẳng định vị trí là nước XK lớn thứ hai với mức tăng 20%. NK từ Việt Nam cũng tăng đáng kể. Tại thị trường Tây Ban Nha, đã có một sự gia tăng đáng kể trong NK từ Ecuador trong khi từ giảm NK từ các nguồn khác.

Xu hướng này cũng tương tự như ở thị trường Pháp, NK tôm chân trắng từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam tăng trong khi NK tôm sú từ Madagascar và Bangladesh giảm do giá quá cao. Tại Itlia, NK đã phục hồi với nguồn cung chính là Ecuador. NK vào Đan Mạch cũng tăng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến.

Tại Anh, NK tôm trong quý I/2014 thấp hơn so với quý 1/2013 là 9%, mặc dù nguồn cung tăng từ Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, chủ yếu là tôm HLSO và tôm chân trắng bóc vỏ. NK  tôm chế biến giảm nguồn cung từ Thái Lan giảm mạnh -57,5% chủ yếu là thuế áp cho các sản phẩm giá trị gia tăng của Thái Lan tăng cao. Thị trường nhạy cảm về giá này cũng giảm mua tôm sú đã ảnh hưởng đến XK của Bangladesh.

Bỉ, trung tâm phân phối hàng đầu trong EU, thu mua nhiều hơn tôm chân trắng hơn từ Ecuador và Ấn Độ trong quý I/2014, dẫn đến NK vào thị trường này tăng 5% so với năm ngoái. Bỉ cũng là nước cung cấp cho Pháp, Hà Lan, Đức và Anh. Tại Đức, NK giảm trong quý 1 do thị trường yếu.

2.4 Châu Á Thái Bình Dương

Tại các nước Đông Nam Á, giá bán lẻ tôm tươi tăng lên đáng kể trong năm 2013 và duy trì mức đó vào năm 2014 ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tiêu thụ. NK của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Malaysia giảm 8-22%. Xu hướng này cho thấy rõ sản lượng tôm nuôi  châu Á giảm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, NK tôm nguyên liệu cho chế biến vào Việt Nam và Thái Lan lại tăng lên, đặc biệt là từ Ecuador và  Ấn Độ. Việt Nam là thị trường NK  hàng đầu tôm đông lạnh từ Ecuador trong quý I/2014. XK tôm của Ecuador sang thị trường này tăng 104%, đạt gần 13.000 tấn. Ecuador cũng tăng XK sang Trung Quốc (96%) và lần đầu tiên tăng XK sang Thái Lan.

Trung Quốc gần đây đã thắt chặt biên giới của mình để chống buôn bán trái phép, ảnh hưởng đến NK tôm. Tuy nhiên, XK trực tiếp từ Ecuador đến Trung Quốc tăng 36% trong quý I/2014. Nk tôm nước lạnh từ Canada và Argentina cũng tăng trong giai đoạn này. NK tôm của Australia tăng 24% lên 8 500 tấn trong quý I/2014 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Nguyễn Bích, VASEP, 09/10/2014

Ý kiến của bạn