Ao tôm là cả gia tài nên khi tôm bệnh người nuôi lo lắng, mất ăn mất ngủ và không tiếc tiền để mua thuốc chữa trị. Nhưng ai nuôi lâu năm đều biết việc trị bệnh cho tôm rất tốn kém và hiệu quả không cao. Nếu gặp những bệnh nguy hiểm như đốm trắng thì chỉ còn cách thu khẩn cấp. Nhiều ao tôm tuy chữa được bệnh nhưng tôm hao hụt nhiều và cuối cùng cũng lỗ. Vậy làm thế nào để đối phó với bệnh tôm? Nên tập trung vào phòng bệnh hay chữa bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này.
Dịch bệnh khi thời tiết bất thường
Khác với trâu bò heo gà, nhiệt độ cơ thể tôm không ổn định mà thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Ao tôm ở ngoài trời nên khi thời tiết bất thường thì người nuôi cũng bất an, tôm trở nên yếu, dễ nhiễm bệnh.
- Nếu nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước trên 32oC): Tôm bắt mồi nhanh nhưng thải nhiều phân sống làm nước ô nhiễm. Vi khuẩn có hại hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh phân trắng.
- Vào mùa lạnh (nhiệt độ nước dưới 25oC): Tôm bắt mồi yếu, thậm chí ngưng ăn. Virus hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh đốm trắng.
Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết biến động bất thường là một trong những nguyên nhân chính khiến việc nuôi tôm ngày càng khó khăn.
Khó phát hiện khi tôm mới phát bệnh
Tôm nổi đầu
Tôm, đặc biệt là tôm sú, chủ yếu sống ở đáy ao. Bình thường, người nuôi ít có cơ hội quan sát tôm. Khi vừa thả tôm, màu nước tương đối nhạt nhưng do tôm quá nhỏ nên rất khó quan sát. Từ tháng nuôi thứ 2, tuy tôm đã lớn hơn nhưng do màu nước đậm dần khiến người nuôi rất khó phát hiện lúc tôm chớm bệnh. Lý do là những con tôm yếu và chớm bệnh thường trốn vào khu vực giữa ao, gần khu vực chất thải. Còn đến khi người nuôi phát hiện thấy tôm bơi lội lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ, nhá (vó) thì mọi chuyện đã quá muộn. Lúc này, đàn tôm đã bệnh nặng, nhiều con chết đáy, đàn tôm giảm ăn và chết nhanh.
Lây lan nhanh
Đầu tiên, người nuôi không thể vớt bỏ tôm bệnh hay tôm chết ra khỏi đàn tôm (chết đáy). Tôm khỏe buộc phải sống chung với tôm nhiễm bệnh và tôm chết. Xác tôm là thức ăn ưa thích của tôm khỏe khiến mầm bệnh lây lan. Ngoài ra, việc sử dụng máy quạt nước cung cấp ôxy và gom chất thải nhưng cũng nhanh chóng mang mầm bệnh đến khắp nơi trong ao.
Sức đề kháng kém
Tôm là động vật bậc thấp, không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khả năng đề kháng mầm bệnh kém, không có vaccine phòng bệnh. Tôm yếu rất dễ bị bệnh virus (đốm trắng, Taura) và vi khuẩn (Vibrio).
Thuốc không vào được tôm bệnh
Tôm bệnh thường bỏ ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn sẽ không vào được cơ thể tôm bệnh. Vì thế, sử dụng thuốc chủ yếu là phòng bệnh cho tôm vừa chớm bệnh hay tôm còn khỏe.
Tác nhân cơ hội đồng loạt tấn công
Khi tôm bệnh, các mầm bệnh cơ hội đồng loạt tấn công khiến tôm yếu rất nhanh. Nghĩa là hầu hết tôm bệnh đều nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng, có thể virus và chịu tác động môi trường xấu (khí độc, ôxy thấp…) nên việc xác định nguyên nhân nào chính gây bệnh tương đối khó khăn.
Như vậy, việc phát hiện tôm bệnh thường đã trễ và việc trị bệnh cho tôm thường kém hiệu quả. Ngoài ra, khi tôm bệnh quá nặng người nuôi thường phải thu hoạch khẩn cấp trong lúc đang sử dụng thuốc và hóa chất, ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu. Vì vậy, phòng bệnh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại trong nuôi tôm.
Cách xử lý những ao tôm bệnh
Nếu chẳng may ao có tôm bị bệnh, việc phát hiện càng sớm thì cơ hội trị bệnh càng cao và cách ứng phó hiệu quả là:
Tăng cường quạt nước
- Tăng cường quạt nước: cung cấp nhiều ôxy cho tôm, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh phân hủy chất thải và giải phóng khí độc.
- Cắt giảm mạnh thức ăn thừa: giảm áp lực chất thải gây ô nhiễm môi trường ao, giảm khí độc tích tụ, giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Chữa bệnh đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian: tùy loại thuốc mà sử dụng buổi sáng hay buổi chiều (xử lý vi sinh vào giữa buổi sáng), tùy thời gian đào thải ra cơ thể tôm mà sử dụng bao nhiều lần (sau 6 giờ thì cứ 6 giờ bổ sung 1 lần theo các cữ ăn; sau 12 giờ thì bổ sung vào 1 cữ sáng và 1 cữ chiều; sau 24 giờ thì bổ sung vào 1 cữ ăn trong ngày).
- Tăng cường sức đề kháng và phục hồi biến dưỡng cho tôm: bổ sung vitamin C (Aqua C®), hoạt chất butaphosphan (Coforta® A), các vitamin và khoáng chất khác (Grow Shrimp).
- Không thay nước từ nguồn bên ngoài: tránh lây lan và tạp nhiễm thêm mầm bệnh.
- Kết hợp cải thiện chất lượng môi trường: đây là việc cấp thiết trong can thiệp xử lý ao tôm bệnh. Sử dụng vi sinh PondPlus®, PondDtox® để phân hủy chất thải, xử lý khí độc; khoáng Stomi® giúp cho nước ao tăng hệ đệm, ổn định độ kiềm, pH và tảo.
Chủ động phòng bệnh là chữa bệnh từ xa.
Theo Bayeranimal Vietnam, 05/11/2015
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article. https://www.binance.com/pt-BR/register?ref=53551167
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://www.binance.com/uk-UA/register?ref=W0BCQMF1