Nuôi xen ghép tôm, cua, cá, kình, cá dìa …là mô hình được người dân áp dụng chuyển đổi từ diện tích nuôi chuyên tôm không hiệu quả từ năm 2005 đến nay và thực tế đã khẳng định lợi nhuận của mô hình nuôi này đem lại không cao như nuôi chuyên tôm sú nhưng tính rủi ro thấp do ít xảy ra dịch bệnh bên cạnh đó đây còn là mô hình nuôi mang tính bền vững cao vì ít gây ô nhiễm môi trường.
Mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn, Bình Định) giảm ô nhiễm môi trường, mở ra hướng đi mới.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan.
Sau hơn hơn 5 tháng triển khai thực hiện, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) huyện Gio Linh đã nuôi thành công cá đối mục thương phẩm trong ao tại xã Gio Mai – huyện Gio Linh. Thành công này đã mở ra một hướng đi mới trong việc tìm ra đối tượng nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, dần thay thế cho vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh.
Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn.
Có hai hình thức nuôi cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) trong ao đất, đó là: Nuôi đơn: cá đối mục được nuôi bán thâm canh và thâm canh trong các ao nuôi chuyên canh; Nuôi ghép: cá đối mục thường được nuôi ghép với các loài cá khác như cá chép thường, cá trắm cỏ, cá chép bạc, cá rô phi và cá măng biển; có thể nuôi được trong vùng nước lợ, nước ngọt và nước mặn.
Vì người nuôi trồng thủy sản