Nói về mức thu nhập tiền tỷ của một gia đình nông dân ở vùng chiêm trũng nghe có vẻ khó tin, nhưng với gia đình ông Phạm Văn Đoàn và bà Bùi Thị Liên ở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) lại là sự thật.
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Một vùng trời nước bao la. Núi xanh. Sông đỏ. Chiếc thuyền tôn bé nhỏ lướt đi trong gió phần phật, nắng dạt dào. Tòm. Sợi dây rà quăng xuống đáy đã bắt trúng vào bát quái (ngư cụ đánh cà ra) làm mấy người trên thuyền hối hả kéo. – Báo Nông nghiệp Việt Nam, nông thôn ngày nay, nông thôn mới
Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.
Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.
Hiện nay, nghề nuôi lươn đang được nhiều địa phương phát triển nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào mùa nước lũ về có nguồn lươn giống dồi dào. Tuy nhiên, theo thực tế của nhiều hộ nuôi lươn thì ở giai đoạn đầu thả giống, lươn bị hao hụt rất nhiều do con giống hiện nay chủ yếu dựa vào giống tự nhiên, nên gây thiệt hại khá lớn cho bà con, nhất là những bà con mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Các chuyên gia của trung tâm khoa học Novosiberia lớn nhất vùng Siberia, Nga đã sáng chế ra một hệ thống tự động có khả năng xác định thành phần và thanh lọc nước trong thời gian ngắn.
Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế – hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.
Các hoạt động của con người đã làm thay đổi nồng độ các chất khí và các hợp chất khác trong khí quyển. Mưa axit thường không ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và việc sử dụng vôi nông nghiệp có thể đệm cho nước chống lại các tác động của mưa axit ở các cơ sở nuôi sử dụng nước sông / suối.
Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt. Nhờ có chất lượng thịt thơm ngon và giá bán cao, cá bống tượng được xem là loài nuôi kinh tế ở Nam bộ.