Đối với các ao tôm lớn, thu hoạch được thì cử nhóm người riêng phụ trách tiến hành thu hoạch tôm, nhưng phải đảm bảo không mang mầm bệnh, lây lan mầm bệnh sang các ao khác. Còn đối với các ao tôm còn nhỏ thì diệt tôm tại trong ao.
Khi nghi ngờ virus bùng phát
Khi ao nuôi có dấu hiệu tôm kéo đàn, nổi đầu, nên cử nhân viên giữ ao kiểm tra ao bị nghi ngờ. Cùng thời điểm trên cần thực hiện các bước sau:
Cô lập ao- ngăn người, xe cộ, xe tải, đi ngang ao; ngăn không cho công nhân/ người giử ao đi sang các ao nuôi tôm khác. Thiết lập lối đi riêng cho người quản lý ao va nhân viên, tránh tiếp xúc với nhân viên các ao nuôi khác. Không cho các nhân viên kỹ thuật, các công nhân từ khu khác qua xem xét tôm bị nghi ngờ bệnh, hoặc tiếp xúc với tôm, nước ao nuôi tôm đang kiểm tra.
Ngừng thu mẫu, đo cở tôm, lấy mẫu môi trường (DO, nhiệt độ,..) vì các hoạt động này không còn mang lại hiệu quả nữa mà lại còn có khả năng mang mầm bệnh lây lan sang ao nuôi khác. Không hút bùn hoặc thay nước vì các biện pháp này có thể dẫn đến lây lan mầm bệnh xung quanh.
Làm tăng sức tải môi trường của ao- tăng Oxy bằng cách kéo dài thời gian quạt, tăng cường sục khí oxy đáy, quạt nước và sục khí tối đa để cung cấp oxy cho ao.
Nắm thông tin các ao gần đó, hoặc ao có lấy cùng nguồn giống từ cùng trại ương xem các ao khác có bị dịch bệnh hay không, các ao có cùng nguồn giống thì khả năng phát bệnh cùng lúc là rất cao.
Đối với WSSV và virus thường xuất hiện ở các ao mới do hệ vi sinh trong ao chưa ổn định, môi trường còn nhiều biến động. Virus WSSV thường bùn phát mạnh vào thời gian có thời tiết lạnh, các thời điểm tôm lột xác đồng loạt, ở các ao tôm lớn nhanh.
Kiểm tra lại hệ thống an toàn sinh học có mắc lỗi hay không, xem lại mầm bệnh được mang vào ao bằng cách nào để rút kinh nghiệm cho vụ sau. Xem xét các khả năng có thể mang mầm bệnh vào ao nuôi từ con giống, thức ăn, môi trường, các vật chủ trung gian, con người, chim,.. để phòng bệnh cho những ao khác.
Không đợi kết quả PCR từ các phòng thí nghiệm ví thời gian chờ đợi có kết quả thì tôm trong ao đã và đang chết. Mà có biết kết quả cũng không có ít gì, vì bệnh đốm trắng do virut vẫn chưa có biện pháp trị bệnh. Tăng cường sức đề kháng cho các ao nuôi xung quanh, kiểm tra chặt chẽ về quản lý thức ăn, quạt nước, các yếu tố môi trường nước: pH, nhiệt độ, oxy, khí độc,..
Kiểm tra các ao nghi ngờ có tôm chết (thời gian nuôi <45 ngày)
Đối với các ao tôm lớn, thu hoạch được thì cử nhóm người riêng phụ trách tiến hành thu hoạch tôm, nhưng phải đảm bảo không mang mầm bệnh, lây lan mầm bệnh sang các ao khác. Còn đối với các ao tôm còn nhỏ thì diệt tôm tại trong ao. Chỉ định người công nhân đóng ao (trong vòng 24h), không cho người giữ ao nầy đi sang ao khác, cách ly công nhân giữ ao, tăng cường các biện pháp an toàn cho các ao nuôi khác.
Rào ao, lập biển báo (cấm vào) không để công nhân, kỹ thuật hay những người hiếu kỳ vào xem ao tôm. Các nhân viên kỹ thuật và quản lý cũng không được vào lấy mẫu xem tôm bệnh.
Bịt kín cống cấp, thoát nước, chống rò rĩ nước sang ao kế bên hay chảy vào hệ thống cấp thoát nước. Đảm bảo mực nước trong ao thấp hơn mực nước trên kênh cấp, ngăn không cho nước rò rỉ ra bên ngoài. Các máy bơm nước được giữ nguyên vị trí, không được di chuyển trong toàn khu nuôi.
Dùng chlorine 30ppm- vẫn chạy quạt nước diệt tôm, diệt khuẩn nước ao nuôi cho chạy quạt 1 ngày để chlorine hòa tan diệt khuẩn ở tất cả các vị trí trong ao. Không được bắt tôm ra khỏi ao để làm thức ăn hay mục đích khác.
Sau khi diệt tôm, ngừng chạy quạt, không được lấy quạt ra khỏi ao.
Để yên nước ao ít nhất 7 ngày, tới khi tôm chết đỏ, không được di chuyển tôm chết để làm thức ăn, buôn bán.
Nhặt tôm chết đem chôn hoặc đốt trong khu xử lý.
Tháo nước cạn nước để khô, ngăn không cho chim cò vào ao ăn tôm.
Để ít bửa, khoảng 2- 3 ngày cho ánh nắng mặt trời diệt khuẩn lần nữa và xác tôm được phân hủy.
Nhặt tôm chết còn lại và xả nước. Có thể sử dụng Chlorine lần nữa trước khi xã nước ra kênh thoát, dùng chorine làm sạch cánh quạt nước, dây ống sục khí.
Phơi ao, phơi quạt nước, dây sục khí, máy bơm cho khô khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Thiết lập lại các biện pháp an toàn sinh học cho toàn trại
Đảm bảo tất cả mọi người, trang thiết bị đều qua kiểm tra theo hướng dẫn của biện pháp an toàn sinh học. Không sử dụng giáp xác (tôm, cua) trong thực đơn làm thức ăn để phục vụ cho nhân viên trong toàn trại, nghiêm túc thực hiện tẩy trùng cho những nhân viên có trách nhiệm ra vào trại nuôi. Đảm bảo các điểm kiểm soát an toàn hoạt động hiệu quả và an toàn.
Theo Tep Bac