Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống như trắm, trôi, mè thì một số hộ nuôi đã chọn thêm đối tượng cá rô phi đơn tính làm đối tượng nuôi chính để tăng năng suất.
Vì đối tượng cá rô phi đơn tính có ưu điểm dày thịt, ít xương dăm, khả năng chống chịu được với môi trường và bệnh tốt hơn các loại cá khác. Tuy nhiên trong hai đến ba năm gần đây vào thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu đã xuất hiện bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi dẫn đến cá chết hàng loạt. Đặc điểm của bệnh liên cầu khuẩn là do vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và gây bệnh trên cá rô phi bố mẹ và cá rô phi từ 50 – 300g. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ, tỷ lệ chết có thể lên tới 80% trong thời gian ngắn, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống thấp tỷ lệ tử vong lại giảm.
Trong hai đến ba năm gần đây vào thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu đã xuất hiện bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi dẫn đến cá chết hàng loạt. Đặc điểm của bệnh liên cầu khuẩn là do vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và gây bệnh trên cá rô phi bố mẹ và cá rô phi từ 50 – 300g. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ, tỷ lệ chết có thể lên tới 80% trong thời gian ngắn, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống thấp tỷ lệ tử vong lại giảm.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi
– Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, một số cá bị bệnh nặng bơi nghiêng mình trên mặt nước và quay tròn một vài vòng sau đó tử vong.
– Mắt cá bị lồi một bên và trên mắt kéo một lớp màng màu trắng đục.
– Phía trong nắp mang bị xuất huyết, có màu đỏ nhưng không bị thối.
– Hậu môn sưng đỏ.
– Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí. Quan sát thấy mật sưng to.
Hiện nay chưa có phương pháp nào trị dứt điểm bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi ngoài việc dùng Vacxin. Tuy nhiên việc dùng Vacxin cho cá rô phi khi áp dụng vào thực tế còn nhiều khó khăn hơn so với các động vật nuôi trên cạn. Nên chủ yếu vẫn áp dụng một số biện pháp phòng bệnh cho cá như sau:
– Nâng cao mực nước ao nuôi để ổn định nhiệt độ nước trong ao.
– Bổ sung oxy cho ao nuôi bằng cách đảo nước trong ao bằng máy bơm hoặc bằng vòi phun để giải thoát các khí độc.
– Duy trì màu nước tốt cho ao nuôi là màu vỏ đậu xanh hoặc màu lá chuối non. Vì khi có màu nước tốt sẽ giúp ổn định được các yếu tố môi trường ao nuôi như pH, Oxy hòa tan, NH3, H2S… không gây sốc cho cá.
– Xử lý môi trường ao nuôi bằng Vicato với liều lượng 1kg cho 2.000m3 nước. Lưu ý không dùng vôi vì khi dùng vôi pH tăng thì độc tố NH3 trong ao cũng tăng theo gây hại cho cá.
– Dùng một số cây thuốc nam như cây nghể răm, cây chuối chặt khúc cho xuống ao nuôi để xử lý nước ao và phòng bệnh cho cá.
– Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200 – 300g/100kg thức ăn.
– Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower tạt 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.
– Dùng tỏi xay nhuyễn trộn với liều lượng 1kg cho 10 kg thức ăn và cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày liên tục, một tháng cho cá ăn 1 – 2 lần.
Theo Khuyến nông Hà Nội, 30/10/2014 ,