Chuyên mục lưu trữ: Bệnh

Tra cứu bệnh trên tôm, cá nhanh chóng và chính xác với nguồn thông tin cập nhật liên tục nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy, sinh viên và các doanh nghiệp thủy sản.

Cách nhận biết Bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi và biện pháp phòng bệnh

Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống như trắm, trôi, mè thì một số hộ nuôi đã chọn thêm đối tượng cá rô phi đơn tính làm đối tượng nuôi chính để tăng năng suất.

Bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm

Đây là bệnh có nguyên nhân từ virus và là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho những người nuôi tôm toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng không loại trừ bệnh này, thể hiện qua nạn dịch tôm chết hàng loạt trong những năm qua, bệnh xuất hiện ở tất cả các hình thức nuôi từ mật độ thấp đến mật độ cao, từ vùng nước có độ mặn thấp đến độ mặn cao, nguyên nhân từ việc nhiễm virus mà ta gọi theo triệu chứng. Trước kia tên gọi là: SEMBV (Systemic ectodermal and mesodermal baculovirus) nhưng hiện nay có tên gọi là : WSSV (White spot Syndrome virus)

Hướng dẫn phòng, chống bệnh sữa trên tôm hùm

Bệnh sữa gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ hiện nay. Tôm mắc bệnh bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 70%. Theo báo cáo của các địa phương từ năm 2011 đến nay bệnh sữa đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người nuôi tôm hùm. Để hạn chế dịch bệnh này có hiệu quả, Cục Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống như sau:

Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm

Vào đầu năm 2014, một thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus lên vi khuẩn gây bệnh EMS ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống được thực hiện ở trại sản xuất giống thương mại ở Mexico. Chế phẩm sinh học chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus được sử dụng bắt đầu từ giai đoạn nauplii đến giao đoạn postlarvae (PL) 3 giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm một cách đáng kể so với đối chứng. Tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học này ương tôm cho đến giai đoạn PL15, giúp năng suất tôm post gia tăng đáng kể và tôm post khi thu hoạch có kích cỡ lớn hơn so với đối chứng.

Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thủy sản ở châu Á

“Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thủy sản ở châu Á” hoặc “Hướng dẫn chẩn đoán bệnh ở châu Á” là một tài liệu hướng dẫn chẩn đoán toàn diện, cập nhật về các mầm bệnh và loại bệnh đã được liệt kê trong Hệ thống báo cáo hàng quí về bệnh động vật thủy sản của NACA/FAO/OIE, bao gồm cả một số bệnh khác ở khu vực châu Á.