Tra cứu bệnh trên tôm, cá nhanh chóng và chính xác với nguồn thông tin cập nhật liên tục nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy, sinh viên và các doanh nghiệp thủy sản.
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá điêu hồng lồng bè phát triển mạnh, mức độ thâm canh cao hơn, tuy nhiên, chất lượng cá giống giảm cùng với môi trường nước xấu, khiến cho dịch bệnh trên cá điêu hồng nuôi bè xảy ra trầm trọng và giá trị thiệt hại tăng. Bệnh phổ biến nhất trên cá điêu hồng là phù mắt, xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm thế giới trong năm qua.
Mặc dù đang cao điểm thả giống tôm biển nhưng do tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm lớn đã tạo điều kiện cho mầm bệnh đốm trắng trong ao phát sinh và có dấu hiệu bùng phát ở địa bàn một số xã nuôi tôm biển tập trung, chiếm trên 16% tổng diện tích thả nuôi. Mặt khác, theo kết quả phân tích mẫu tôm bệnh thực hiện công tác chống dịch của Chi cục Nuôi trồng thủy sản trong các ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2015 đã phát hiện 100% mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng và có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Bệnh vi-rút trên tôm đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và thế giới. Theo thống kê của tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health – OIE), hiện có sáu bệnh vi rút gây thiệt hại cho nhiều đối tượng tôm nuôi (tôm sú, thẻ chân trắng và tôm càng xanh) cần được lưu ý. Bệnh vi-rút có khả năng gây tỉ lệ chết cao, tốc độ chết nhanh và cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị.
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.
Cá rô phi là đối tượng có khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì bệnh xuất huyết đang gây trở ngại, khó khăn cho nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này.
Bệnh do vi bào tử trùng ở tôm (Enterocytozoon hepatopenaei-EHP) không phải là bệnh mới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học tại Đại học Mahidol (Thái Lan) đã cảnh báo về sự lây lan ký sinh trùng này.
Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của việt nam. Mô hình này đang được Công ty CP Tập Đoàn thủy sản Minh Phú tích cực triển khai.
Vừa qua, tại Hà Nội, đề tài “Nghiên cứu phương pháp phát hiện virus gây bệnh và sản xuất vacxin phòng bệnh hoại tử thần kinh (VNN) cho cá mú nuôi” do TS Phạm Thị Tâm cùng các cộng sự ở Viện Đại học Mở Hà Nội, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Công nghệ Sinh học thực hiện đã được nghiệm thu.
Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.