Vẻ đẹp tuyệt diệu của những loài cá cảnh khiến không ít người tiêu tốn công sức, thời gian và tiền của để sưu tầm được chúng và trưng bày tại nhà hay nơi làm việc.
Cá trạng nguyên
Loài cá có tên tiếng Anh Mandarinfish đến từ khu vực Đông Nam Thái Bình Dương, phía bắc của Australia. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất với nhiều vây và sắc màu tươi sáng. Cá trạng nguyên là loài khó nuôi trong bể; bởi chúng chỉ ăn thức ăn tươi sống. Chúng cũng rất khỏe mạnh và kháng được một vài loại bệnh của cá thông thường.
Cá dĩa
Cá dĩa có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất. Cá dĩa có thể có nhiều màu sắc khác nhau, và giá của chúng thường lên tới 50 – 80 USD/con. Vì là loài cá nước ngọt, việc săn sóc cá dĩa khá đắt đỏ.
Cá thù lù
Là loài cá đẹp với hình dáng nổi bật, cá thù lù hiện tại là hậu duệ duy nhất còn sót lại của họ cá Zanclidae. Mặc dù, rất phổ biến nhưng tuổi thọ của loài cá này tại ngắn, vì vậy việc nuôi giữ trong bể cá sẽ khó khăn. Tên của cá thù lù (Moorish Idol) được đặt tên theo tộc người Moorish ở châu Phi với niềm tin rằng cái tên tượng trưng cho một lá bùa may mắn.
Cá thiên thần lửa
Một cái tên thật nổi bật, và có lẽ bạn cũng đoán ra được khi nhìn vào màu sắc của chúng. Cá thiên thần lửa có màu sắc gần như nổi bật nhất so với đồng loại. Loài cá nước mặn này tới từ các rạn san hô ở Thái Bình Dương, và có thể được tìm thấy xa hơn về phía Tây như ở Hawaii. Thiên thần lửa là loài cá cảnh phổ biến vì chúng hầu như không kén loại thức ăn nào.
Cá đuôi gai xanh
Chắc hẳn bạn đã thực sự ấn tượng với nhân vật “cô cá” đãng trí Dorry trong phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo. Đó chính là loài cá đuôi gai xanh, rất dễ nhận dạng bởi màu xanh ở thân mình cùng vệt đen chạy dài, và đặc biệt là vây đuôi màu vàng. Cũng như nhiều loài cá cảnh khác, cá đuôi gai xanh có thể tìm thấy ở rộng khắp phía Đông Thái Bình Dương. Là một cá cảnh phổ biến nhưng cá đuôi gai xanh là loài cá nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng.
Cá vẹt (cá mó)
Loài cá này có tên từ cái miệng trông giống như mỏ chim, nơi chúng có thể tìm các sinh vật không xương sống tại các rặng san hô dưới biển. Trên thực thế có tới 90 loài cá vẹt khác nhau. Cá vẹt có tập quán ăn uống khác biệt nên thường không thích hợp làm cá cảnh. Chúng là loài rất quan trọng tới hệ sinh thái san hô, bởi cá vẹt ăn tảo biển và các sinh vật có hại tới san hô. Vì vậy, các nhà môi trường học hướng tới việc bảo vệ loài cá vẹt như là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các rặng san hô.
Cá hề
Không còn gì để bàn cãi khi cá hề là loại được ưa chuộng nhất, phổ biến nhất bởi vẻ đẹp của chúng. Có tới 43% lượng cá cảnh bán ra là cá hề, và hiện đã có hơn một phần tư lượng cá hề được nhân giống nuôi trong bể nuôi để phục vụ mục đích thương mại. Cá hề có cấu trúc sinh học đặc biệt khi giới tính của chúng có thể thay đổi giữa loài đực và cái. Loài cá này cũng tạo ra lãnh địa riêng để chăm sóc đàn con của mình. Cá hề chăm trứng trên loài hải quỳ – một điều khiến các chuyên gia cho rằng, việc đẻ trứng thành công của cá hề giúp bảo vệ sự tồn tại của chính loài hải quỳ trong môi trường tự nhiên.
Cá Banggai Cardinal
Đây là một trong ít loài cá cảnh được nuôi trồng nhân tạo thường xuyên, bởi lượng cá Banggai Cardinal trong tự nhiên đã bị khai thác quá mức. Loài cá có nguồn gốc từ quần đảo Banggai, Indonesia này có sự khác biệt với các loài khác ở chỗ, chúng thực sự “tán tỉnh” nhau trước khi sinh sản.
Cá Blueface Angel
Tạm dịch là cá thiên thần mặt xanh, điểm nhấn của loài cá này là khuôn mặt có màu sáng hơn những phần còn lại trên cơ thể. Cá thiên thần mặt xanh sinh sống trên phạm vi rộng lớn, từ Ấn Độ Dương, Indonesia, Australia, vùng Micronesia, tới khu vực phía Bắc như Nhật Bản. Trong tự nhiên, loài này thường sống trong các hang động hay đầm phá.
Cá sặc gấm, sặc lửa
Một loài cá xinh đẹp tới từ lục địa Ấn Độ, tuy nhiên ngày nay người sưu tầm cả cảnh có thể tìm thấy chúng ở khắp nơi trên thế giới. Đây là loại cá dễ nuôi nhất bởi chúng ăn cả tảo lẫn thịt, cũng như hầu hết các loại thức ăn cho cá. Cá sặc gấm, sặc lửa có thể mang nhiều màu khác nhau, và điểm nổi bật là các màu xanh và đỏ rực lửa.
Theo Tạp chí thủy sản Việt Nam, 28/10/2015 ,
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.