Thực vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng hải sản. Cả hai hệ thống nuôi đều sử dụng thực vật phù du làm thức ăn. Trong nuôi trồng thủy sản, thực vật phù du được phát triển và nuôi cấy thông qua quy trình thích ứng khác nhau, tác giả Ông Prakash Chandra Behera, Giám đốc kỹ thuật (nuôi trồng thủy sản Division) PVS Group, Ấn Độ cho biết.
Dinoflagellates: tảo 2 roi
Diatom: tảo cát
Đảm bảo sự khỏe mạnh của quần thể phiêu sinh vật trong suốt thời gian nuôi là một phần của chương trình quản lý ao nuôi tốt. Động vật phù du sử dụng trữ lượng thực vật phù du như là nguồn thức ăn chính để nuôi các sinh vật khác.
Tảo 2 roi tăng trưởng là một trong những thành phần quan trọng nhất trong thực vật phù du. Nhiều loài tảo 2 roi là nhà sản xuất thực phẩm chính trong lưới thức ăn thủy sản. Tảo 2 roi là thành phần không thể thiếu trong các liên kết đầu tiên của chuỗi thức ăn: đầu tiên tảo biến chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (quang hợp).
Tảo 2 roi cùng với một số thực vật phù du khác xâm nhập vào ao nuôi thông qua việc cấp nước từ nguồn thủy triều lân cận. Do chất dinh dưỡng phong phú và điều kiện môi trường nước thuận lợi, ngay lập tức các loài tảo sinh sôi nảy ở mức độ mong muốn hoặc đôi khi phát triển quá mức gây nên hiện tượng nở hoa có hại cho ao nuôi. Tảo nở hoa làm nước có màu đỏ nâu hoặc màu đỏ – xanh.
Types of phytoplankton: một số loài thực vật phù du
Toxin producing dinoflagellate species: loài tảo 2 roi sản sinh độc tố
Một số loài tảo 2 roi
– Tảo đơn bào có nhân điển hình.
– Nhiều loài có hai roi, hạn chế tính di động của tế bào.
– Các tế bào được bao phủ bởi lớp vỏ theca mịn có thể dùng làm trang trí.
– Một số loài có thể di chuyển theo chiều dọc qua cột nước, tìm kiếm các chất dinh dưỡng, săn mồi, hoặc tự bảo vệ khỏi tia UV có hại.
– Gần một nửa số loài có khả năng quang hợp và chứa sắc tố khai thác ánh sáng (tự dưỡng).
– Một số loài tồn tại theo phương thức dinh dưỡng khác và có thể hấp thụ các chất hữu cơ hoặc nuốt chửng con mồi (heterotrophs)
– Thậm chí có nhiều loài sử dụng kết hợp phương thức tự dưỡng và dị dưỡng.
Có 2000 loài được biết đến, khoảng 60 loài có thể sản sinh độc tố phức tạp. Tảo 2 roi là một nhóm rất bền, đôi khi chúng gây thiệt hại cho hệ sinh thái. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sự bùng nổ về quần thể hoặc nở hoa có thể xảy ra, đôi khi làm cho cá và động vật có vỏ nhiễm bẫn, đặt ra một mối đe dọa lớn cho sức khỏe con người và động vật.
Sự phát triển của tảo 2 roi được quy định bởi một số yếu tố bao gồm nước, nhiệt độ, bức xạ mặt trời, độ đục và nồng độ chất dinh dưỡng. Nước ao có tính axit thường được điều trị bằng hợp chất canxi dựa trên phương pháp nâng cao độ pH và thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù du. Các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi việc sử dụng phân bón và thức ăn nhân tạo trong đó ao nuôi thường đáp ứng các điều kiện lý tưởng cho sự tăng trưởng thực vật phù du.
Ảnh hưởng của hiện tượng tảo phát quang
Đây là những thực vật nhỏ bé sống trong nước biển và có được nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời trong ngày. Trong bóng tối, tảo 2 roi phát ra ánh sáng màu xanh (phát quang) để đáp ứng với sự chuyển động trong nước. Cơ chế này được quy định bởi hoạt động của các enzym (luciferases) khi phát quang (luciferins) và nhu cầu oxy. Tảo 2 roi làm cho ánh sáng lóe lên trong khoảng thời gian tối và ánh sáng trở nên sáng hơn sau vài giờ. Các hoạt động phát sáng được giảm vào buổi sáng sớm và không còn hiện tượng phát quang khi dao động.
Độc tố có hại của tảo 2 roi
Tảo “nở hoa” (bùng nổ dân số di động) có thể gây ra sự biến đổi màu nước (được gọi là thủy triều đỏ) có thể có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung quanh biển và nuôi trồng thủy sản. Khi loài tảo độc hại nở rộ, các độc tố có thể nhanh chóng thực hiện các chuỗi thức ăn và gián tiếp thông qua sinh vật tiêu thụ khác như cá và động vật có vỏ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Một số loài tảo có thể sản xuất chất độc có thể giết chết tôm cá và gián tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Một số hình thức nở hoa khác nhau ở tảo
Gonyaulax polygramma – Nguyên nhân gây thiếu ôxy
Dinophysis acuta SPS – Diarrhetic ngộ độc ở động vật có vỏ (DSP)
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis mascarenensis – Ngộ độc cá
Alexandrium SPS acatenella – Gây tê liệt, ngộ độc ở động vật có vỏ (PSP)
Karenina breve SPS – Ngộ độc thần kinh ở động vật có vỏ (NSP)
Gymnodinium mikimotoi .. Có hại cho cá, tôm và động vật biển, các tế bào có thể gây thiệt hại hoặc làm tắc nghẽn mang của các loài động vật.
Ảnh hưởng có hại của tảo đến sức khỏe tôm
– Tảo “nở hoa” có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi bởi các tác dụng của độc tố và sự biến động đột ngột các thông số của nước ao nuôi.
– Tôm chết do một số lượng lớn tế bào tảo bị vướng trong mang của các sinh vật gây suy hô hấp, xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Ví dụ ở giống tảo khuê Chaetoceros, tảo sẽ vướng vào mang tôm, sợi gai của chúng phá hủy mô của vật chủ.
– Sự hòa tan oxy bị suy giảm và gia tăng hàm lượng amoniac và khí độc trong nước ao.
– pH kém ổn định và thúc đẩy các sinh vật gây bệnh trong ao.
– Làm tăng nguy cơ bệnh và vi sinh vật có hại trong ao.
– Xuất hiện của bệnh mang, thối đuôi, tôm bỏ ăn, tăng trưởng kém, lột xác chậm, vỏ mềm, tỷ lệ sống thấp và nguy cơ chết hàng loạt ở tôm.
Các biện pháp kiểm soát
– Tránh lấy nước để nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ (thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
– Theo các thực hành quản lý ao nuôi tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của tảo.
– Không thay nước ao nếu nguồn nước gần kề có hiện tượng tảo đang nở hoa.
– Nếu quan sát thấy nguồn nước gần kề không có hiện tượng nở hoa thì nên chọn con nước thích hợp cấp vào.
– Khi tình trạng nghiêm trọng, tăng sục khí và ngăn chặn các chất dinh dưỡng định kỳ để quản lý nước ao tốt hơn.
– Thực hành quản lý thức ăn chặt chẽ.
Phương pháp điều trị
– Chuẩn bị ao, xử lý nước ao bằng clo với liều lượng cần thiết.
– Tốt nhất dùng sản phẩm algaecide hoặc de-dinoflgellate để ổn định nước ao trong thời gian nuôi.
– Trong điều kiện rất quan trọng, sử dụng phát triển oxy và sản phẩm hấp thụ amoniac ngay lập tức sau khi sử dụng zeolite.
– Sử dụng chế phẩm sinh học trong khoảng thời gian 2-3 tuần để cải thiện chất lượng đất và nước ao.
– Sử dụng Ferric chloride hay sulfat sắt ở liều cần thiết sẽ có khả năng làm giảm nồng độ phốt pho và do đó giảm mật độ nở hoa của tảo.
Ngoài ra, ứng dụng hợp chất hòa tan sắt nhôm sẽ có hiệu quả cao hơn để loại bỏ phốt pho từ nồng độ dinh dưỡng ao và kiểm soát tăng trưởng của tảo.
Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi phù hợp là điều cần thiết để nâng cao sản lượng và chất lượng tôm nuôi. Duy trì một môi trường nuôi tốt thông qua sử dụng các biện pháp quản lý thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ bệnh và tăng sản lượng, chất lượng tôm và tiếp cận thị trường.
Theo Thủy sản Tép bạc, 24/10/2014 ,