Loài ếch trông có vẻ lười biếng và ngốc ngếch, nhưng chúng sở hữu khả năng đặc biệt khó tìm thấy ở nhiều loài.
Loài ếch Phyllomedusa sauvagii có thế tiết ra chất sáp gây “phê” gấp morphin gấp 40 lần. Trước các buổi đi săn, thổ dân Peru thường sử dụng chất sáp chiết từ ếch Phyllomedusa sauvagii để tăng hưng phấn.
Ếch có sừng Nam Mỹ (thuộc chi Ceratophrys ) hay còn gọi là ếch Pac-man (tên một loại game nổi tiếng vào những năm 80) vì loài vật này có chiếc miệng cực rộng. Điểm siêu năng lực nhất nằm ở lưỡi con vật, có thể tóm dính con mồi với một lực tương đương với lực kéo vật nặng 180kg.
Khoa học hiện đại có thể dự đoán được một trận động đất, điều này cũng không khó với một số loài ếch. Những thay đổi trước trận động đất, giải phóng các ion điện tích dương, gây đau đầu và buồn nôn ở người và động vật. Những con ếch có thể “linh cảm” thay đổi đó và chạy ra khỏi vùng nước nguy hiểm.
Loài ếch Litoria Caerulea sống tại Úc có khả năng tự lấy nước cho cơ thể qua da. Chúng sống trên sa mạc không có mưa “ngon lành”. Ban đêm, ếch Litoria ra ngoài, lượng sương trong không khí sẽ ngưng tụ và thấm qua da chúng.
Loài ếch Leptobrachium boringii sẽ trở nên hung hãn khác thường và mọc thêm 14 – 16 gai nhọn ở mép vào mùa sinh sản. Những cái gai lúc này được chúng sử dụng để gây sự chú ý với con cái, khi cần sẽ dùng gai làm vũ khí giết tình địch, những chiếc gai chứa chất cực độc.
Để tránh sự tấn công của côn trùng, một vài loài ếch Australia tự mình tạo ra chất đuổi côn trùng. Da chúng tiết ra những mùi bắt chước mùi thịt thối, mùi của lá cây xạ hương mà nhiều loài muỗi, côn trùng không thích.
Ếch mắt đỏ tại Úc (Litoria chloris) là kẻ thù không đội trời chung với HIV, chúng tiết ra chất peptide có thể tấn công và tiêu diệt virus HIV từ một tế bào bị nhiễm bệnh.
Khả năng đáng kinh ngạc của ếch xanh lá cây của Úc (Litoria caerulea) là chúng có thể đào thải những thứ ngoại lai tồn tại trong cơ thể trong 19 ngày, từ bàng quang của chúng.
Theo Listverse, 10/10/2014 ,