Khám phá thế giới thủy sản như những nguồn lợi, sản vật từ môi trường nước được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch, sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Google đã tham gia chống khai thác thủy sản bất hợp pháp bằng công cụ mới, cho phép công chúng biết địa điểm các tàu khai thác hoạt động trên toàn cầu thông qua mạng internet, Wall Street Journal cho biết.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy acid hữu cơ và các hợp chất muối của chúng có khả năng cường khả năng phát triển, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột…
Lần đầu tiên một doanh nghiệp ở Phú Yên liên kết với một kỹ sư điện và ngư dân đưa bộ thiết bị gây tê bằng điện vào thử nghiệm trong khai thác cá ngừ đại dương, với kết quả mang lại rất khả quan. Thiết bị này giúp ngư dân giảm tổn thất trong quá trình khai thác, cá câu được đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá bán cao hơn giá thị trường cùng thời điểm.
Cá mặt quỷ mang biệt danh “Chúa tể nọc độc dưới đại dương” nên có thể đoạt mạng loài khác nhanh chóng. Mực khổng lồ thường chủ động tấn công người và tàu.
Cá hồng Mỹ có giá trị kinh tế cao, được du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 nuôi phổ biến tại các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ – nơi có tiềm năng to lớn về nuôi trồng thủy sản thì loài cá này lại chưa được nhiều người nuôi quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, Thạc sỹ Ngô Văn Mạnh – Trường Đại học Nha Trang đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ” nhằm cung cấp thêm đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế tại Khánh Hòa.
Copefloc là một thuật ngữ dùng để chỉ một công nghệ nuôi tôm mới đang phát triển mạnh tại Thái Lan. Copefloc = Copepods + Biofloc là một công nghệ nuôi tôm sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc và các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ,…) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và hoàn toàn không sử dụng thức ăn chế biến (thức ăn viên công nghiệp).
Ý tưởng tạo dựng các tác phẩm nghệ thuật từ rác thải của đại dương đã thu hút sự quan tâm của nhiều người về ý thức bảo vệ môi trường biển đang bị đe dọa.