Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, nâng cao kiến thức thực tiển về quản lý sản xuất, quy trình kỹ thuật, xây dựng công trình và sử dụng thiết bị, phù hợp với từng môi trường cụ thể.
Hiện nay, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, người nuôi rất quan tâm, tập trung hướng đến các thông số kỹ thuật nuôi như áp dụng vào ao nuôi các điều kiện tốt nhất. Mục đích để cải thiện, nâng cao tỷ lệ sống bầy tôm nuôi, cải thiện tăng … Tiếp tục đọc Những lưu ý kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng size lớn→
Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2. Nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đang chuyển mạnh sang thâm canh, chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình nuôi tôm … Tiếp tục đọc Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải→
Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp. Sau đây là một số đặc điểm sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng tiêu biểu của tôm càng xanh, giúp bà con hiểu rõ hơn, từ đó quản lý tốt hơn đối tượng nuôi này.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, toàn tỉnh đã thả nuôi được 45.000ha tôm sú và tôm thẻ, đạt 100% kế hoạch, trong đó có 9.200ha (chiếm 20,4% diện tích thả) bị thiệt hại.
Người nuôi tôm thẻ tại Trà Vinh đã chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh với nhiều hình thức như nuôi tôm thẻ theo quy trình khép kín ít thay nước, nuôi thay nước thường xuyên,… nhưng chủ yếu là nuôi tôm theo hai giai đoạn.
Thời gian gần đây, nông dân huyện Thạnh Phú đã ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong nuôi tôm càng xanh như: sử dụng máy ép sấy trong sản xuất thức ăn, giải pháp bẻ càng trong quá trình nuôi… đạt hiệu quả khá cao.
Đó là mô hình của ông Nguyễn Văn Thắm ở ấp Xẻo Lá, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Cái hay của mô hình này là sử dụng vi sinh để khống chế rong tảo không cho bám lên thành và đáy bạt, giúp giảm công lao động và tôm ít bị các bệnh đường tiêu hóa.