Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, nâng cao kiến thức thực tiển về quản lý sản xuất, quy trình kỹ thuật, xây dựng công trình và sử dụng thiết bị, phù hợp với từng môi trường cụ thể.
Mô hình nuôi tôm càng xanh dưới ruộng lúa được nhà nông huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau manh nha rồi áp dụng đại trà trong khoảng 5 năm gần đây. Tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng.
Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.
Nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu; các hộ dân tại một số huyện ở tỉnh Hải Dương đã áp dụng mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với cá truyền thống (cá rô phi là chính) cho thu nhập ổn định.
Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi và tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh.
Anh Nguyễn Văn Lũy, sinh năm 1964 ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy. Gia đình anh có 5 nhân khẩu (trong đó có 2 lao động chính), thu nhập chủ yếu dựa vào diện tích đất canh tác là 2.000m2.
Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa – tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.
Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhằm giảm rủi ro do dịch bệnh gây nên. Sử dụng rơm ủ hỗn hợp men vi sinh và phân vô cơ là giải pháp mang lại hiệu quả cao, ít tốn chi phí.
Năm 2014, diện tích thả tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 1.000 ha tôm thẻ chân trắng và 46 ha tôm sú, sản lượng thu hoạch khá 8.940 tấn, đạt 112 % kế hoạch và 113 % so năm 2013.
Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.