Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, nâng cao kiến thức thực tiển về quản lý sản xuất, quy trình kỹ thuật, xây dựng công trình và sử dụng thiết bị, phù hợp với từng môi trường cụ thể.
Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.
Có người ví tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống như một cô gái yếu đuối, với những đặc tính khá “đỏng đảnh”, tuy vậy, nếu nắm bắt được điểm mạnh, yếu của đối tượng này sẽ mang lại thành công lớn.
Mô hình luân canh muối – tôm được triển khai thí điểm tại thôn Thanh Phong, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2009, đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi tôm đang thấp thỏm vì vụ nào cũng có tôm bị bệnh chết hàng loạt…
Ra mũi Sủi lập nghiệp từ năm 1994, sau 20 năm lao động cật lực, chị Dịu đã biến cánh bãi ngang hoang hóa trở thành khu trang trại nuôi tôm ngày một hiện đại, có doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đồng.
Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn. Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.
Đầu tiên là con giống phải đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn của tôm phải đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của tôm, giữ môi trường nuôi tôm ổn định, không bị ô nhiễm. Và thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm.
Dịch bệnh và môi trường nước ô nhiễm khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp giúp người dân Thừa Thiên – Huế khắc phục tình trạng này là nuôi cá dìa kết hợp tôm sú.
Tác động tích cực trong việc cải tạo môi trường của mô hình sản xuất luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa đã dần chiếm ưu thế trước các mô hình khác ở những xã tiểu vùng II, III (ven sông Hàm Luông, từ xã Mỹ An đến xã Thạnh Hải) của huyện Thạnh Phú. Mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả, giúp cho bà con yên tâm sản xuất.
Năm 2009, VASEP từng khởi xướng cuộc vận động “nói không với tôm tạp chất”, có 44 doanh nghiệp thuộc VASEP hưởng ứng. Một tháng sau, thêm 5 doanh nghiệp nữa tham gia, đã khiến dấy lên hy vọng nước ta sẽ có “tôm sạch”. Nay có thể nói, cuộc vận động chưa thành công.