Quốc hội Na Uy đã cấp 1 triệu USD tài trợ cho một nhà máy thí điểm sẽ sử dụng CO2 được lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ CO2 Mongstad (TCM) để sản xuất tảo cho ngành công nghiệp nuôi cá.
Thủy sản là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai của Na Uy, sau dầu khí. Năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản của Na Uy đứng ở mức 10,2 tỉ USD với 95% tất cả các sản phẩm xuất sang 150 quốc gia khác nhau. Hiện nay, trên thế giới nhu cầu đối với cá nuôi đang phát triển, nhưng ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản của nước này đang đối mặt với sự thiếu hụt omega-3; các axit béo được sử dụng trong thức ăn cho cá.
Theo dự báo lượng omega-3 sẵn có sẽ giảm trong những năm tới. Để đảm bảo sự tăng trưởng liên tục của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy, ngành này đang tìm kiếm nguồn omega-3 thay thế bền vững có thể được sử dụng trong thức ăn nuôi cá.
Mục đích của nhà máy thí điểm này là thiết lập một cơ sở sản xuất có thể sản xuất omega-3 và các sản phẩm giá trị cao khác từ sinh khối tảo, sử dụng CO2 tinh khiết thu giữ tại TCM và nhiệt dư từ nhà máy TCM. Tảo biển là nền tảng của toàn bộ omega-3 trong đại dương, và dự án sẽ chứng minh rằng nó có thể được sản xuất một cách hiệu quả trên đất liên bằng sự quang hợp sử dụng CO2 tinh khiết từ TCM và ánh sáng mặt trời.
Frank Ellingsen, Giám đốc điều hành TCM, cho biết: “Cácbon đang trở nên ngày càng hạn chế trong nền kinh tế toàn cầu, trong khi nhu cầu thực phẩm từ cá nuôi đang tăng lên. Nó có vẻ là một giải pháp thông minh để kết hợp hai vấn đề; sử dụng CO2, sản phẩm phụ của ngành dầu khí, như là một nguyên liệu cho nuôi trồng thủy sản. Dự án này chứng tỏ tầm quan trọng của TCM hiện nay: cũng như hoạt động đi đầu trong công nghệ thu giữ CO2, chúng tôi cũng đóng một vai trò trong việc sử dụng CO2 cho các mô hình kinh doanh “kinh tế tròn” mới đầy sáng tạo.
Sản xuất thử nghiệm nguyên liệu giàu omega-3 cho thức ăn cho cá từ tảo sẽ bắt đầu tại Mongstad vào đầu năm tới, cung cấp một giải pháp bền vững cho vấn đề môi trường và thay thế chủ động cho tích tụ thụ động của CO2.
Svein M Nordvik, Giám đốc điều hành CO2BIO, cho biết: “Thực hiện sản xuất vi tảo biển tiên tiến trên ngưỡng cửa của thị trường đơn lẻ lớn nhất thế giới như thức ăn là rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản Na Uy và tăng cường tính bền vững của nguyên liệu biển. Dự án này được kỳ vọng có thể tạo ra một chu trình đúng đắn; bằng cách giải quyết sự tăng trưởng dân số toàn cầu, cũng như sử dụng hữu ích lượng khí thải cácbon”.
Việc xây dựng cơ sở thử nghiệm sản xuất tảo có diện tích 300 mét vuông dự kiến sẽ hoàn thành tại Mongstad vào đầu năm 2015. Ngay khi hoạt động, chương trình nghiên cứu năm năm sẽ được thực hiện với mục đích thiết lập một nhà máy thương mại để sản xuất tảo biển ngay khi thử nghiệm hoàn tất.
CO2Bio là một mạng lưới đổi mới của các bên liên quan từ cộng đồng ngành thủy sản và các nhà nghiên cứu. Đại học Bergen sẽ là chủ sở hữu của nhà máy thí điểm sản xuất tảo, cùng với Uni Research và sẽ đóng một vai trò rất quan trọng là động lực trong việc thành lập và điều phối các hoạt động của nhà máy. CO2Bio sẽ chịu trách nhiệm cho các hoạt động.
Theo TheFishSite