Dự báo thời gian tới nắng nóng sẽ chấm dứt hoàn toàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, mưa sẽ nhiều và liên tục hơn, lượng nước lớn, kèm theo là nhiệt độ không khí thấp sẽ làm cho nhiệt độ, độ mặn, pH và Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm giảm đột ngột dẫn đến tôm bị sốc môi trường, dễ phát sinh dịch bệnh. Do đó, người nuôi tôm cần có kinh nghiệm và biết cách xử lý trong giai đoạn này.
Hầu hết nông dân thường thích nuôi tôm vào mùa mưa vì cho rằng ít bị rủi ro hơn mùa khô hoặc mùa lạnh. Tuy nhiên, nuôi tôm mùa mưa cũng gặp phải nhiều vấn đề và rất nhiều trong số này có thể khắc phục được. Theo thạc sĩ Phan Bạch Vân, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi Cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng: nuôi tôm trong thời tiết mưa nhiều cần chú ý phèn trên bờ ao chảy xuống ao, có thể làm cho pH nước thấp, dẫn đến tăng độc tính của khí hydrogen sulfide (có công thức hóa học là H2S) tích tụ ở đáy ao. Điều này khiến cho tôm yếu và nổi lên bề mặt, đối với những ao mới thả sẽ làm chết tôm giống. Thạc sĩ Phan Bạch Vân nhấn mạnh: “Nuôi tôm trong mùa mưa, các ao nuôi thường gặp tình trạng khi mưa kéo dài nước mưa thường kéo phèn và bùn đất từ bờ bao xuống ao. Do đó bà con nuôi tôm phải đắp những mô nếp bờ ao, thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi để kịp thời rải vôi và vi sinh xử lý chất thải trong ao, tăng cường các chất kháng sinh trong thức ăn để giữ sức khỏe cho tôm”.
Ở những vùng đất phèn hoặc đất cát, sẽ xảy ra trường hợp nước ao bị trong sau khi mưa, chủ yếu do độ kiềm thay đổi nhanh chóng và hàm lượng CO2 trong nước ao sau khi mưa lớn, khiến đột ngột làm giảm quần thể thực vật phù du. Ngoài ra, sau khi mưa, thành phần các chất rắn lơ lửng trong nước ao sẽ tăng lên, chủ yếu bao gồm các chất hữu cơ, trong đó các vi sinh vật khi phân hủy sẽ đòi hỏi nhu cầu về Oxy rất cao, có thể làm giảm nồng độ hòa tan Oxy trong hệ thống nuôi để đạt được mức dưới nồng độ khuyến cáo. Sự gia tăng chất rắn lơ lửng cũng có thể làm giảm chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Ông Nguyễn Minh Tùng là người nuôi tôm lâu năm ở huyện Trần Đề, chia sẻ kinh nghiệm như sau: “Trong những ngày có mưa nhiều thì tôi đo độ pH trong ao 2 lần/ngày, thường xuyên rải vôi quanh bờ ao và sử dụng chất vi sinh để xử lý các chất thải do nước mưa làm tràn lắng dưới đáy ao, Kiểm tra sức khỏe tôm để gia giảm lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa trong ao nhiều quá”.
Trong những ngày thời tiết âm u, có mưa, tôm thường có hiện tượng giảm hoặc bỏ ăn, người nuôi nên giảm lượng thức ăn như dự tính, có thể ngừng cho ăn. Việc quản lý thức ăn cần thực hiện đồng bộ với việc xử lý môi trường ao nuôi, vị trí lắp đặt và quản lý các thiết bị sục khí đúng cách để các chỗ cho ăn ở đáy ao sạch cũng có thể làm giảm tỉ lệ tôm chết. Thạc sĩ Phan Bạch Vân khuyến cáo thêm: “Khi thời tiết vào mùa mưa, bà con nên thả tôm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu nên nuôi trong ao vèo để chăm sóc tôm cho khỏe sau đó mới thả ra ao nuôi; Trong quá trình nuôi nếu gặp mưa kéo dài nên bón vôi thường xuyên và bổ sung thêm kiềm để duy trì độ kiềm trong ao. Mực nước trong ao nên giữ từ 1,2m đến 1,5m, cho tôm ăn thử để thăm dò sức ăn của tôm, nếu thấy tôm ăn yếu thì nên giảm lượng thức ăn lại từ 10% đến 20% so với ngày thường, tránh để thức ăn dư thừa nhiều, tăng cường chạy quạt để cung cấp đủ lượng Oxy cho tôm trong những ngày mưa dầm”.
Tăng cường chạy quat cho ao tôm trong những ngày mưa nhiều, kéo dài.
Tỉnh Sóc Trăng đã thả giống trên 9.000ha tôm nuôi, nhưng đã có gần 1.600ha bị thiệt hại, thời tiết chuyển mùa sẽ ảnh hưởng lớn đến các ao nuôi tôm nếu bà con không biết cách xử lý kịp thời. Điều quan trọng là người nuôi tôm cần chủ động lường trước những nguy cơ, thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm, chất lượng nước và kịp thời xử lý các vấn đề, giúp tôm nuôi vượt qua dịch bệnh, phát triển tốt và đạt năng suất.
Theo Ngọc Khuê, 25/05/2016 ,
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://accounts.binance.com/zh-CN/register-person?ref=WTOZ531Y
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!