Tra cứu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật ương các loài cá, tôm, cua.. cập nhật thông tin kỹ thuật nuôi mới nhất.
Hướng dẫn một số biện pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm gồm: thực hiện tốt công tác cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi, xử lý ao tôm bị bệnh chết để nuôi lại, xử lý tốt nguồn nước cấp, nước thải, chọn giống tốt, tăng cường sức đề kháng của tôm qua công tác chăm sóc – quản lý ao nuôi, thực hiện tốt công tác cách ly, phòng ngừa lây nhiễm.
Làm giàu từ nghề nuôi ngao giống hiện đang là hướng đi mới của người dân xã Nam Phú (huyện Tiền Hải, Thái Bình) góp phần nhân rộng mô hình nuôi ngao, tiến tới xuất khẩu.
Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá chình trong ao để đạt tỷ lệ sống cao: xây dựng ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc và quản lý, điều trị một số bệnh, thu hoạch.
Năm 2014, dịch bệnh tôm nuôi nước lợ trên cả nước lên đến gần 60.000 ha, riêng tỉnh Sóc Trăng thiệt hại cao nhất lên đến gần 20.000 ha. Tuy nhiên, cũng nằm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có một cơ sở nuôi tôm rất hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu để bà con tham khảo mô hình nuôi tôm trên 10 năm chưa bị dịch bệnh, đó là Hợp tác xã Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với 17 xã viên.
Nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu; các hộ dân tại một số huyện ở tỉnh Hải Dương đã áp dụng mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với cá truyền thống (cá rô phi là chính) cho thu nhập ổn định.
Đối phó với các vấn đề virút đang nổi lên và chi phí năng lượng tăng cao, việc sử dụng công nghệ biofloc trong các hệ thống an toàn sinh học đem lại một giải pháp cho nuôi tôm bền vững. Các đặc tính chính của các hệ thống biofloc giúp giảm nguy cơ bệnh kể cả thực tế là mức độ ít thay nước tăng cường loại trừ mầm bệnh. Sục khí giữ biofloc lơ lửng làm cho chất lượng nước ổn định. Cộng đồng vi khuẩn đa dạng và ổn định kích thích hệ thống miễn dịch của tôm, hạn chế sự phát triển của các loài cơ hội. Biofloc lơ lửng cũng sẵn có làm thức ăn cho tôm.
Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.
Cá rô phi đã thu hút được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua và là loại cá được Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) công nhận là nguồn chính cung cấp đạm thực phẩm cho con người trong thế kỷ này.