Tra cứu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật ương các loài cá, tôm, cua.. cập nhật thông tin kỹ thuật nuôi mới nhất.
Việc ứng dụng công nghệ biofloc (viết tắt tiếng Anh là BFT) trong nuôi thâm canh cá rô phi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Cá rô phi NOVIT 4 (Norwegian – Vietnammese – Tilapia, 2004) có tốc độ sinh trưởng cao hơn 32% so với đàn cá gốc dòng GIFT và cá khả năng chịu lạnh ở nhiệt độ 8 – 10 độ C, rất thích hợp điều kiện nuôi ở các tỉnh miền Bắc.
Tôm thẻ chân trắng (TTCT) rất nhạy cảm với môi trường, khi bị sốc tôm không nổi đầu chết đáy. Tôm sống trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp 20 – 35 độ C. Vào mùa đông, TTCT rất khó nuôi, đặc biệt ở miền Bắc. Kỹ thuật nuôi TTCT trong nhà bạt là biện pháp hữu hiệu để chủ động nuôi trong mùa đông giá rét.
Cách đây 3 năm, nghề nuôi cua xanh người dân chủ yếu thu gom từ nguồn giống tự nhiên trong đầm phá để nuôi và phụ thuộc vào tự nhiên nên không đảm bảo về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cua xanh đã có con giống sinh sản nhân tạo nên giá giống rẻ và chủ động hơn trước. Thức ăn cho cua là cá tạp, tuy nhiên trong nuôi thương phẩm cua ăn được thức ăn công nghiệp.
Nuôi xen ghép tôm, cua, cá, kình, cá dìa …là mô hình được người dân áp dụng chuyển đổi từ diện tích nuôi chuyên tôm không hiệu quả từ năm 2005 đến nay và thực tế đã khẳng định lợi nhuận của mô hình nuôi này đem lại không cao như nuôi chuyên tôm sú nhưng tính rủi ro thấp do ít xảy ra dịch bệnh bên cạnh đó đây còn là mô hình nuôi mang tính bền vững cao vì ít gây ô nhiễm môi trường.
Trong nghề nuôi tôm sú, t hường gần đến cuối vụ chuẩn bị thu hoạch, người nuôi ít chú ý các vấn đề như: yếu tố môi trường, vệ sinh ao, không bổ sung vi lượng, khoáng chất dẫn đến chất lượng tôm thu hoạch không cao, con tôm không đẹp, bị đóng rong, mòn đuôi (sâu đuôi), mềm vỏ, cụt râu … Tôm không đẹp thường bị phân loại thấp không mang lợi nhuận cao cho người nuôi. Để khắc phục những hạn chế này, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp như: kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả. Những hiện tượng hay gặp ở tôm sắp thu hoạch là:
Cá lăng nha có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, dai và thơm ngon. Là một trong những đối tượng đang được người nuôi cá ở nhiều nơi quan tâm, tìm hiểu nuôi và bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.