Chuyên mục lưu trữ: Kỹ thuật

Tra cứu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật ương các loài cá, tôm, cua.. cập nhật thông tin kỹ thuật nuôi mới nhất.

Một số biện pháp phòng, trị bệnh cho cá lăng vàng nuôi lồng

Cá lăng vàng (Mystus nemurus) là loài cá nước ngọt bản địa có giá trị thương mại cao, thịt cá thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng vàng trong lồng trên hồ chứa miền núi”, các cán bộ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng vàng trong lồng ở hồ chứa Quán Hài tại huyện miền núi Yên Thành (Nghệ An) nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi trong hồ và làm tăng hiệu quả kinh tế từ nuôi cá lồng trong hồ chứa.

Nuôi thương phẩm cá Chình trong ao đất tại Thanh Hóa khuyến cáo cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Cá Chình hoa (Anguilla marmorata) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng là loài đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao và được coi như (nhân sâm dưới nước). Vì vậy cá Chình hoa được rất nhiều nước ưa chuộng. Cá Chình trên thị trường hiện nay được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên. Tuy nhiên việc khai thác cá chình quá mức gây nên hậu quả nguồn lợi cá Chình trong khu vực giảm đáng kể.

Thanh Hóa: Thành công sản xuất giống cá Lăng chấm bằng phương pháp nhân tạo

Cá Lăng chấm ( Hemibagrus guttatus – Lacepede 1803 ) là loại cá nước ngọt có trong tự nhiên, ưa dòng chảy. Thịt cá Lăng mềm, hương vị thơm ngon, không có xương dăm, giá bán cao, được coi là một trong những đặc sản hàng đầu tại miền Bắc.

Bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm biển: giải pháp phòng chống dịch bệnh

Theo kết quả quan trắc môi trường từ tháng 6/2014 đến nay của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn 03 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao tại các điểm thu mẫu, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch tại Bạc Liêu

Trong những tháng đầu năm 2014, với nền nhiệt của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long,biến đổi thất thường giữa ngày và đêm. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch rất lớn là nguyên nhân chính gây ra bùng phát dịch bệnh trên tôm. Một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu…