Quạt nước và thời gian chạy quạt nước

Bố trí hệ thống quạt nước và thời gian chạy quạt nước phải đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm nuôi, đặc biệt là thời điểm chiều tối, đêm, gần sáng khi hàm lượng ô xy thấp nhất trong ngày; vào những thời điểm nắng nóng hoặc mưa kéo dài.

Vị trí đặt quạt nước: Quạt nước đặt cách bờ 1,5 m; khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước từ 60-80 cm, lắp so le nhau; tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tốt nhất và cung cấp đầy đủ nhu cầu ôxy cho tôm nuôi (xem bảng).

Chọn và thả giống

Chọn giống: Chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín, có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, Taura, IMNV…

Cỡ giống: tôm sú Pl 15-Pl 20, tôm thẻ chân trắng Pl 12 trở lên;

Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc:

  • Sốc độ mặn: lấy 40-50 con tôm giống cho vào cốc thủy tinh chứa 300 ml nước lấy từ bao chứa tôm giống. Hạ độ mặn đột ngột xuống 15‰ và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu
  • Sốc bằng formol: thả 40-50 tôm giống vào cốc thủy tinh đựng dung dịch formalin nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

Thả giống

Mật độ thả: Tôm sú nuôi thâm canh 15-20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8-14 con/m2.

Tôm thẻ chân trắng: 30-60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và từ 60-80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).

Cách thả: Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát; trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8-12 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan >4mg/l.


Số lượng quạt nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng


Số lượng quạt nước cho nuôi tôm sú

Cho ăn và quản lý thức ăn

Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho ít thức ăn vào sàng (nhá, vó) để tôm làm quen, dễ cho việc kiểm tra lượng thức ăn dư sau này. Sàng ăn đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1.5-2 m, sau cánh quạt nước 12-15 m, không đặt ở các góc ao, khoảng 1.600-2.000 m2 đặt 1 sàng.

Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức khỏe cho tôm.

Tôm sú: ngày đầu tiên cho ăn 1,2-1,5 kg/100.000 tôm giống, cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/100.000 tôm giống.

Tôm thẻ chân trắng: ngày đầu tiên cho ăn 2,8-3 kg/100.000 tôm giống. Trong 10 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,4 kg/100.000 tôm giống. Từ ngày thứ 10-20, cứ 1 ngày tăng 0,5/100.000 tôm giống.

Quản lý môi trường ao nuôi

Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như ôxy hòa tan; độ kiềm; độ pH.

Nếu pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30-40 cm. Trong quá trình nuôi, nếu pH <7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10-20 kg/1.000 m3 nước.

Nếu pH cao: sử dụng mật đường 3 kg/1.000 m3 kết hợp với sử dụng vi sinh hoặc acid acetic 3 lít/1.000 m3 nước.

Khi độ kiềm thấp: dùng Dolomite 15-20 kg/1.000 m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu.

Khi độ kiềm cao: dùng EDTA 2-32 kg/1.000 m3 nước vào ban đêm.

Khi tảo phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày >0,5 có thể xử lý bằng cách thay 30% lượng nước trong ao; hòa tan 2-3 kg đường cát/1.000 m3 nước, tạt vào lúc 9-10 h sáng.

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường, bổ sung vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe và đề kháng cho tôm, đặc biệt khi thời tiết và môi trường thay đổi.

Nếu áp dụng RBT (RECYCLE BIOCHEMICAL TECHNOLOGY) (CÔNG NGHỆ SINH HÓA HOÀN LƯU) thì số cánh quạt giảm 75% so với quy trình trên. Tóm lại năng lượng xử dụng giảm 75%, luôn luôn thành công, hoàn toàn thân thiện môi trường.

Theo Đoàn Quân, Tạp chí thủy sản Việt Nam, 15/04/2013

Ý kiến của bạn