Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất được xem là mô hình mang lại nhiều hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều nông dân. Mô hình này có nhiều lợi thế như: có thể tận dụng những ao nuôi cũ, diện tích nuôi không cần lớn, chi phí đầu tư thấp, kỷ thuật nuôi đơn giản, lợi nhuận khá cao…Bên cạnh đó, còn nhiều hộ nuôi chưa biết đầu tư đúng mức, thiếu thông tin kỹ thuật nên hiệu quả nuôi chưa cao.
Theo kinh nghiệm của người dân nuôi cá chình, với kích cỡ cá giống thả nuôi ban đầu từ 50 – 200 g/con, mật độ nuôi 1 – 2 con/m2 trong điều kiện chăm sóc tốt, sau 18 – 24 tháng tuổi cá có thể đạt kích cỡ 0,8 – 2,5 kg/con.
Tại các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, để đạt được kết quả tốt, điều quan trọng không chỉ ở chất lượng tôm giống, thức ăn mà còn là tất cả các bước trong khâu quản lí ao, đặc biệt là quản lí đáy ao. Trong đó, hoạt động sục khí là việc làm cần thiết, phải được thực hiện tại các ao nuôi tôm (nhất là trong các mô hình nuôi tôm thâm canh).
Ngày 26/6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về các loại thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Thông tư này, danh sách các loại dịch bệnh nguy hiểm đối … Tiếp tục đọc Các loại dịch bệnh nguy hiểm trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ→
Nhằm đảm bảo chất lượng nước tối ưu và đáy ao sạch ở các trang trại nuôi tôm thì việc chọn chất lượng thức ăn tốt ổn định và việc theo dõi cẩn thận sàng cho ăn dựa trên bảng hướng dẫn cho ăn đã được chứng minh/thử nghiệm là các bước thực hành khuyến nghị để kiểm soát lượng thức ăn cho vào ao. Sử dụng máy cho tôm ăn tự động và áp dụng công nghệ biofloc, cũng như nắm rõ được khả năng tải của ao có thể giúp người nuôi tôm giảm chi phí thức ăn, bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận.
Xuất phát từ những yêu cầu xây dựng một mô hình nuôi bền vững mang tính an toàn cao, mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường nước, giảm thiểu dịch bệnh. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò “dọn vệ sinh”.
Tại Cà Mau, từ năm 2010 đến nay, bệnh hoại tử gan tụy cấp làm cho tôm nuôi chết hàng loạt, tập trung ở loại hình nuôi tôm công nghiệp. Hiện, dịch bệnh này vẫn còn là đề tài mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đẩy mạnh nghiên cứu tìm giải pháp đẩy lùi.
Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.
Đối với các ao tôm lớn, thu hoạch được thì cử nhóm người riêng phụ trách tiến hành thu hoạch tôm, nhưng phải đảm bảo không mang mầm bệnh, lây lan mầm bệnh sang các ao khác. Còn đối với các ao tôm còn nhỏ thì diệt tôm tại trong ao.
Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại cho bà con. Sau đây tôi xin hướng dẫn kỹ thuật phòng và trị bệnh Viêm đường ruột hay còn gọi là đốm đỏ trên cá trắm cỏ.