Cộng đồng sinh vật phù du trong hệ thống nuôi tôm độc canh, hệ thống tích hợp Biofloc

Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá cộng đồng thực vật phù du trong một hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, và loài tảo đỏ, Gracilaria birdiae. Mỗi tuần một lần trong 7 tuần, thực vật phù du đã được lấy mẫu ở 3 bể nuôi tôm độc canh và 9 bể của hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm và tảo. Tỉ lệ sống của tôm trên 89% trong thời gian thử nghiệm. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và trọng lượng tôm cuối cùng ở hệ thống biofloc tốt hơn hệ thống độc canh.

Giải pháp phát triển nuôi tôm hùm hiệu quả

Tôm hùm (tên gọi chung của một nhóm giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm tôm hùm phát triển. Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động; đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng sàng ăn trong nuôi tôm

Sàng ăn (feeding tray) thường được sử dụng để kiểm soát việc cho ăn quá mức trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm. Nó thỉnh thoảng được sử dụng để cung cấp 100% lượng thức ăn hàng ngày cho tôm, hoặc sử dụng một vài sàng ăn để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn trong hệ thống nuôi. Nó giúp làm giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản lượng thu hoạch, nhưng có rất ít đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng sàng ăn trong lợi nhuận tổng thể trong một vụ nuôi.

Vì người nuôi trồng thủy sản