Từ giữa năm 2014, tình trạng tôm nuôi bị chậm lớn diễn ra tại nhiều vùng nuôi tôm Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
Copefloc là một thuật ngữ dùng để chỉ một công nghệ nuôi tôm mới đang phát triển mạnh tại Thái Lan. Copefloc = Copepods + Biofloc là một công nghệ nuôi tôm sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc và các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ,…) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và hoàn toàn không sử dụng thức ăn chế biến (thức ăn viên công nghiệp).
Nhu cầu về tôm giống đang tăng mạnh. Doanh nghiệp sản xuất tôm giống ra đời ngày càng nhiều. Trong số thương hiệu tôm giống lớn, phải kể đến Uni-Larva, C.P., Việt – Úc… Tôm thẻ chân trắng là đối tượng được tập trung sản xuất chủ yếu.
Tại hội thảo ở Haifa (Israel) tháng 1/2015, các nhà khoa học đã chứng minh việc xây đảo nhân tạo nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ mang lại viễn cảnh tươi đẹp cho sự phát triển kinh tế ven biển và ngoài khơi Israel.
Hội nghị Tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh miền Bắc do Tổng Cục Thủy sản tổ chức tại Nghệ An đã bàn về việc nuôi tôm vụ đông. Nuôi tôm vụ đông đã phát triển từ năm 2005 tại đảo Hải Nam Trung Quốc, ở Việt Nam bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2011.
Các biểu hiện biến đổi khí hậu (BĐKH) như nắng nóng, bão lũ, hạn hán kéo dài, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức khỏe tôm nuôi, gây dịch bệnh. Cần xây dựng các giải pháp đặc thù cho các vùng nuôi để dần thích ứng những điều kiện do BĐKH gây nên.