Tôm hùm luôn được coi là đặc sản nên có giá trị kinh tế rất cao. Đó là lý do nhiều quốc gia trên thế giới đã không ngần ngại chi hàng triệu USD để nuôi tôm hùm thương phẩm theo hướng bền vững, hiệu quả.
Vào mùa nước nổi, ruộng lúa (đã thu hoạch) biến thành biển nước mênh mông. Tận dụng điều kiện này, nông dân các vùng ngập sâu ở Đồng Tháp đã thả nuôi tôm càng xanh (TCX) cho hiệu quả khá cao, mang lại hàng trăm tỷ đồng/năm.
Bã mía, sản phẩm thải của nhà máy đường, là một sản phẩm hữu dụng giúp “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (Bạc Liêu) thắng liên tiếp 3 vụ tôm. Dưới đây là những kinh nghiệm của ông Ngoãn về sử dụng bột bã mía trong quá trình nuôi.
Dưới tên gọi Bokashi Trầu, chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá trầu không của Trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ – Đại học Huế đã được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao giấy chứng nhận sản phẩm tin cậy.
Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng.
Thanh Hoá có khoảng 18.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó 10.000 ha nuôi nước ngọt và 8.000 ha nuôi mặn, lợ. Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.
Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn, song có một thực tế là hiện nay, nhiều người nông dân vẫn băn khoăn, lo lắng vì nguồn giống chưa đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ngậm ngùi nếm “trái đắng” bởi mua phải giống kém chất lượng trên thị trường.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa quy mô hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương thực hiện từ năm 2013.