Có hai hình thức nuôi cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) trong ao đất, đó là: Nuôi đơn: cá đối mục được nuôi bán thâm canh và thâm canh trong các ao nuôi chuyên canh; Nuôi ghép: cá đối mục thường được nuôi ghép với các loài cá khác như cá chép thường, cá trắm cỏ, cá chép bạc, cá rô phi và cá măng biển; có thể nuôi được trong vùng nước lợ, nước ngọt và nước mặn.
Nuôi trồng thủy sản tại các địa phương ngày càng phát triển việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại trên thủy sản là một trong những vấn đề cấp bách. Công tác này không chỉ đảm bảo chất lượng thủy sản nội địa mà còn đảm bảo một nguồn lợi lớn từ xuất khẩu.
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất được xem là mô hình mang lại nhiều hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều nông dân. Mô hình này có nhiều lợi thế như: có thể tận dụng những ao nuôi cũ, diện tích nuôi không cần lớn, chi phí đầu tư thấp, kỷ thuật nuôi đơn giản, lợi nhuận khá cao…Bên cạnh đó, còn nhiều hộ nuôi chưa biết đầu tư đúng mức, thiếu thông tin kỹ thuật nên hiệu quả nuôi chưa cao.
Tại các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, để đạt được kết quả tốt, điều quan trọng không chỉ ở chất lượng tôm giống, thức ăn mà còn là tất cả các bước trong khâu quản lí ao, đặc biệt là quản lí đáy ao. Trong đó, hoạt động sục khí là việc làm cần thiết, phải được thực hiện tại các ao nuôi tôm (nhất là trong các mô hình nuôi tôm thâm canh).
Thời tiết có xu hướng nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ các ảnh hưởng này và nắm được các giải pháp phòng chống thích hợp.
Môi trường vùng nuôi xuống cấp sau nhiều năm nuôi liên tục, quy trình nuôi thâm canh tăng mạnh thì ít nhất giải pháp này sẽ góp phần giảm bớt lượng thuốc, hóa chất đưa xuống ao nuôi, cá rô phi còn giúp giảm áp lực khí độc dưới đáy ao nuôi tôm, như các nhà khoa học nhận định: “cá rô phi là máy lọc nước sinh học” cho ao nuôi tôm.
Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, ngoài các khâu kỹ thuật thì làm thế nào để giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo tôm phát triển bình thường, cần được người nuôi quan tâm.
Bệnh đuôi đỏ hay Hội chứng virus Taura, virus gây ra hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước Châu Mỹ, châu Á gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.
Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước.