Hướng dẫn một số biện pháp hạn chế dịch bệnh trên tôm gồm: thực hiện tốt công tác cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi, xử lý ao tôm bị bệnh chết để nuôi lại, xử lý tốt nguồn nước cấp, nước thải, chọn giống tốt, tăng cường sức đề kháng của tôm qua công tác chăm sóc – quản lý ao nuôi, thực hiện tốt công tác cách ly, phòng ngừa lây nhiễm.
Cá lăng vàng (Mystus nemurus) là loài cá nước ngọt bản địa có giá trị thương mại cao, thịt cá thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng vàng trong lồng trên hồ chứa miền núi”, các cán bộ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng vàng trong lồng ở hồ chứa Quán Hài tại huyện miền núi Yên Thành (Nghệ An) nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi trong hồ và làm tăng hiệu quả kinh tế từ nuôi cá lồng trong hồ chứa.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống như trắm, trôi, mè thì một số hộ nuôi đã chọn thêm đối tượng cá rô phi đơn tính làm đối tượng nuôi chính để tăng năng suất.
Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói (thường sau 3-6 giờ lột xác tôm mới hoạt động bình thường trở lại).
Hiện nay, nghề nuôi lươn đang được nhiều địa phương phát triển nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào mùa nước lũ về có nguồn lươn giống dồi dào. Tuy nhiên, theo thực tế của nhiều hộ nuôi lươn thì ở giai đoạn đầu thả giống, lươn bị hao hụt rất nhiều do con giống hiện nay chủ yếu dựa vào giống tự nhiên, nên gây thiệt hại khá lớn cho bà con, nhất là những bà con mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm.