Sau gần 4 tháng thả nuôi, cá lăng nha tại hồ chứa nước Đá Vách (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) đang phát triển tốt bỗng nhiên chết hàng loạt. Những hộ nuôi cá cho rằng nguyên do là Chi nhánh Thủy lợi Phú Ninh xả nước đường đột.
Để nâng cao thu nhập, tiết kiệm chi phí, cải thiện độ phì nhiêu của đất, thời gian qua bà con nông dân ở ĐBSCL đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá trên ruộng mang lại hiệu quả hết sức khả quan.
Cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Cá Chình hoa (Anguilla marmorata) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng là loài đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao và được coi như (nhân sâm dưới nước). Vì vậy cá Chình hoa được rất nhiều nước ưa chuộng. Cá Chình trên thị trường hiện nay được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên. Tuy nhiên việc khai thác cá chình quá mức gây nên hậu quả nguồn lợi cá Chình trong khu vực giảm đáng kể.
Cá Lăng chấm ( Hemibagrus guttatus – Lacepede 1803 ) là loại cá nước ngọt có trong tự nhiên, ưa dòng chảy. Thịt cá Lăng mềm, hương vị thơm ngon, không có xương dăm, giá bán cao, được coi là một trong những đặc sản hàng đầu tại miền Bắc.
Nhiều người nuôi cá tra lâm cảnh nợ nần, phải chuyển sang nuôi các loại cá bán chợ hoặc treo ao bỏ nghề và bị ngân hàng siết nợ. Nguyên nhân chính không chỉ do nuôi lỗ, mà còn bị các doanh nghiệp (DN) thu mua lừa đảo, thậm chí quỵt tiền.
Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.
Để nhân rộng số lượng loài cá ngựa đang có nguy cơ cạn kiệt và có nguồn sản phẩm phục vụ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nuôi cá cảnh ở thị trường nước ngoài, nhóm các nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang đang tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu khép kín quy trình sản xuất và nuôi cá ngựa. Từ đó nhằm đưa giống cá ngựa được sản xuất nhân tạo dòng 1 trở thành cá ngựa giống bố mẹ, và cho ra tiếp dòng cá ngựa lai giống nhân tạo đời F2.