Lần đầu tiên một doanh nghiệp ở Phú Yên liên kết với một kỹ sư điện và ngư dân đưa bộ thiết bị gây tê bằng điện vào thử nghiệm trong khai thác cá ngừ đại dương, với kết quả mang lại rất khả quan. Thiết bị này giúp ngư dân giảm tổn thất trong quá trình khai thác, cá câu được đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá bán cao hơn giá thị trường cùng thời điểm.
Cá chép giòn nuôi trên sông ít hao hụt, lớn nhanh. Mỗi năm, nhờ nuôi cá chép giòn trên sông, ông Nguyễn Văn Chiến (ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
Cá hồng Mỹ có giá trị kinh tế cao, được du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 nuôi phổ biến tại các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ – nơi có tiềm năng to lớn về nuôi trồng thủy sản thì loài cá này lại chưa được nhiều người nuôi quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, Thạc sỹ Ngô Văn Mạnh – Trường Đại học Nha Trang đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ” nhằm cung cấp thêm đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế tại Khánh Hòa.
Loài cá khi bắt lên kêu ‘ắc ắc’ giống như heo nên mọi người dân miền Tây gọi là cá heo. Anh Bùi Chí Linh, ở ấp Vĩnh Phú (An Giang) là một trong những người đầu tiên ở vùng biên giới nuôi thành công loài cá heo nước ngọt, mỗi năm thu lợi nhuận lên 1 tỷ đồng.
Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.