Trong nuôi tôm thâm canh hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn khá tùy tiện, phần lớn dịch bệnh trên tôm phát sinh và lây lan từ các nguồn nước thải này, khiến người nuôi tôm thiệt hại rất nặng nề. Do đó, tuyên tuyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người nuôi tôm trong việc cải tạo và xử lý chất thải trong nuôi tôm được ngành chức năng đặc biệt chú trọng.
Chia sẻ thông tin nguồn gốc của chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm , tác hại của chất thải trong ao nuôi tôm . Hướng dẫn một số biện pháp quản lý chất thải trong ao nuôi tôm: chuẩn bị ao kỹ , quản lý sự xói mòn do dòng chảy của nước , quản lý thức ăn , quản lý tốt màu nước ao nuôi , chọn nguồn nước cấp thích hợp , gom tụ chất thải và tránh khuấy động chất trong ao nuôi , loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi.
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm thể hiện qua các thông số môi trường như oxy hòa tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, hàm lượng các khí độc, sự hiện diện và phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh,….
Do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn chồng chéo giữa các bộ, ngành… dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực này tiếp tục gia tăng.
Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.
Hầu hết các câu trả lời hiện nay về bệnh tôm bị còi là do nhiễm virus, nhiều nơi báo cáo đây là virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus).
Chất thải là một trong những mối nguy cơ gây rủi ro đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Hạn chế chất thải sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và bền vững với môi trường.
Vì người nuôi trồng thủy sản