Dùng chế phẩm sinh học cho tôm: Hướng phát triển bền vững
Điểm gặp nhau của số ít nông hộ nuôi tôm thành công tại Quảng Nam là dùng chế phẩm sinh học. Bảo quản sản phẩm tôm bằng chế phẩm sinh học cũng đã chứng minh tính thiết thực.
Điểm gặp nhau của số ít nông hộ nuôi tôm thành công tại Quảng Nam là dùng chế phẩm sinh học. Bảo quản sản phẩm tôm bằng chế phẩm sinh học cũng đã chứng minh tính thiết thực.
Ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong nuôi trồng thủy sản hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp tại nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ổn định và phát triển bền vững.
Dịch bệnh là yếu tố kìm hãm sự phát triển của nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp truyền thống không hiệu quả trong việc chống lại các dịch bệnh mới trong hệ thống nuôi công nghiệp. Vì vậy, các phương pháp thay thế rất cần được phát triển để duy trì một môi trường lành mạnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhờ đó có thể đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Một trong các phương pháp đó là sử dụng chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát mầm bệnh, tạo ra các sản phẩm sạch và hướng tới một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.
Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.
Mô hình này được thực hiện tại TP Cà Mau và 7 huyện của tỉnh Cà Mau trên tổng diện tích 189 ha, cho năng suất vượt trội.
Trong thế giới thủy sinh, mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể vật chủ và dưới tác động của môi trường bên ngoài chúng có thể sinh sôi nảy nở độc lập. Tác nhân gây bệnh tiền ẩn xâm nhập liên tục vào cơ thể động vật qua con đường thức ăn và không khí.
Việc sử dụng kháng sinh đã mang lại nhiều ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, an toàn thực phẩm cũng như dẫn đến việc tạo ra những rào cản thương mại cho sản phẩm tôm trên thị trường quốc tế.
Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cũng được biết với tên hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là dịch bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. EMS đặc trưng ảnh hưởng đến tôm chưa đạt kích thước thương phẩm (40 ngày nuôi hoặc sớm hơn). Đó là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tôm chết lớn ở các trại nuôi tôm và những trại nuôi bị nhiễm bệnh cần được khử trùng cẩn thận.
Hiện nay, danh mục thức ăn và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép lưu hành. Danh mục này được cập nhật và bổ sung hàng năm. Đến nay, đã có gần 10.000 sản phẩm thức ăn và chế phẩm sinh học đang được phép lưu hành tại Việt Nam, bao gồm các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm sản xuất trong nước.
Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến khích từ lâu.