Hiện nay, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phát triển mạnh với diện tích thả nuôi 350 ha/năm. Nhiều mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao được người dân đầu tư áp dụng, nhằm quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng.
Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi – Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.
Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.
Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 – 7 tấn/ha/vụ.
Cải tạo môi trường nước, nhờ các loại vi khuẩn có lợi, rong tảo, các giá thể tự nhiên giúp lắng tụ các chất ô nhiễm độc hại lơ lửng hay hòa tan trong nước, bảo đảm khi cho nước cấp vào ao nuôi được ổn định, an toàn, ngăn ngừa được các loại dịch bệnh nguy hiểm, đó là những ưu điểm mà ao lắng trong nuôi tôm công nghiệp mang lại.
Năm 2014, diện tích thả tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 1.000 ha tôm thẻ chân trắng và 46 ha tôm sú, sản lượng thu hoạch khá 8.940 tấn, đạt 112 % kế hoạch và 113 % so năm 2013.
Trong các loại cá nước ngọt, cá trắm đen được xếp là một trong những loại cá quý nhất bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, ngoài phương pháp nuôi truyền thống bằng nguồn thức ăn tự nhiên, nhiều địa phương đã chuyển sang nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp như một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao.
Cách đây 3 năm, nghề nuôi cua xanh người dân chủ yếu thu gom từ nguồn giống tự nhiên trong đầm phá để nuôi và phụ thuộc vào tự nhiên nên không đảm bảo về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cua xanh đã có con giống sinh sản nhân tạo nên giá giống rẻ và chủ động hơn trước. Thức ăn cho cua là cá tạp, tuy nhiên trong nuôi thương phẩm cua ăn được thức ăn công nghiệp.
Xây dựng mô hình nuôi công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần tập trung tuân thu quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi, thúc đẩy các mối liên kết trong sản xuất…