Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.
Chia sẻ giải pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường.
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.
Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.
Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.
Các hội nghị chuyên ngành về bệnh tôm và chủ đề Hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPNS) đều thống nhất rằng, khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh, mà cần phải đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường.
Để kiểm soát dịch bệnh trên cạn, hằng năm các tỉnh được phân bổ hàng chục tỉ đồng, trong khi để kiểm soát dịch bệnh thủy sản có tỉnh ngân sách hoạt động cả năm chỉ có 10 triệu đồng.
Tổng cục Thủy sản yêu cầu các cơ quan chức năng các địa phương cần tập trung khống chế Oxytetracyline, khuyến cáo người dân ngừng sử dụng thuốc 3-4 tuần trước khi thu hoạch để đào thải hết dư lượng chất này trong tôm nuôi.
Ngày 26/6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về các loại thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Thông tư này, danh sách các loại dịch bệnh nguy hiểm đối … Tiếp tục đọc Các loại dịch bệnh nguy hiểm trong lĩnh vực thủy sản được hỗ trợ→