Có 4 yếu tố quan trọng tác động đến giá thành tôm nuôi của Việt Nam: Chất lượng con giống; Thức ăn nuôi tôm; Thuốc thú y thủy sản và các loại chế phẩm; Tâm lý và nhận thức của người nuôi. Cả 4 yếu tố này đang tồn tại nhiều vấn đề dẫn đến giá thành nuôi tôm của Việt Nam cao hơn so với các nước.
Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.
Tôm hùm (tên gọi chung của một nhóm giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm tôm hùm phát triển. Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động; đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng tôm nuôi Việt Nam không ngừng tăng, đến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 685.000 ha với sản lượng 660.000 tấn, tăng 4,4% về diện tích và 20,4% về sản lượng so với năm 2013.
Ở một số tỉnh phía Bắc, thông thường, nuôi tôm chỉ đạt 1 vụ/năm, nhưng mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã mạnh dạn nuôi cả vụ 3, tập trung vào hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt…
Vận chuyển cá giống là một khâu đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống của cá giống trong quá trình vận chuyển.
Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.