Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện thí điểm phương án thuê khoán quản lý bảo vệ rừng kết hợp nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ tại huyện Phú Tân. Hiện mô hình này đang phát huy hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa góp phần bảo vệ và phát triển rừng địa phương. Đến nay, 65 hộ dân được thuê khoán đất rừng đã có nguồn thu nhập khá ổn định nhờ mô hình trên.
Mô hình luân canh muối – tôm được triển khai thí điểm tại thôn Thanh Phong, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2009, đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi tôm đang thấp thỏm vì vụ nào cũng có tôm bị bệnh chết hàng loạt…
“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện.”
Phương pháp sản xuất như hệ thống vèo trong ao (IPRS) đang dần thay thế cho hệ thống nuôi cá da trơn truyền thống ở Đông Nam nước Mỹ. Bằng cách chia thành những ao nhỏ hơn, khu vực kiểm soát nhiều hơn, có thể IPRS sẽ làm giảm đáng kể chi phí hóa chất điều trị, cải thiện hiệu quả điều trị và cho phép áp dụng phương pháp điều trị mới thay cho phương pháp điều trị có chi phí quá cao trong môi trường ao truyền thống.
Hiện nay tôm càng xanh là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn làm sao để đạt hiệu quả vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm rất cao, chiếm trên 50% chi phí vụ nuôi.
Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến phức tạp dẫn đến rủi ro trong nuôi tôm cao, chi phí nuôi tôm ngày càng tăng. Trước tình hình này, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía được xem là giải pháp nuôi tôm mới, bước đầu mang lại hiệu quả.
Những năm qua, mô hình nuôi cá kèo (cá bống kèo) với tôm nước lợ thâm canh hay bán thâm canh để cắt mầm bệnh trong nuôi tôm là không mới. Tuy nhiên, bên cạnh một số hộ nuôi hiệu quả cao thì còn nhiều hộ nuôi thất bại do không am tường kỹ thuật nuôi đối tượng này. Do đó, việc nắm vững quy trình ương, nuôi cá kèo là vô cùng cần thiết.
Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.