“Với 10 năm trong nghề nuôi tôm, thì 5 năm tôi nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp với diện tích 6 ha, thắng cũng có mà thua cũng không tránh khỏi, tất nhiên phần thắng nhiều hơn, nhưng rủi ro vẫn luôn đe dọa” – anh Nguyễn Ngọc Toàn ở thôn Hòa Thạnh, xã Ninh Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bộc bạch.
Nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm lại phải chịu cảnh thua lỗ khi mua phải những lô tôm giống bị nhiễm kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm hiện nay đang ngày càng được kiểm soát chặt chẽ, nhằm tránh hệ lụy, bởi những ảnh hưởng đến chất lượng tôm xuất khẩu, sức khỏe người tiêu dùng, người nuôi tôm và môi trường sinh thái…
Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản xuất khẩu, sức khỏe người tiêu dùng, người nuôi tôm mà môi trường sinh thái cũng bị tác động xấu.
Do việc sử dụng kháng sinh ngày càng hạn chế, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang tìm kiếm các loại thức ăn bổ sung mới để cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của động vật thủy sản. Sodium butyrate có tiềm năng là một chất bổ sung cho chế độ ăn của tôm biển giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và năng suất tôm.
Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.
Việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản không tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh nên đã có tác dụng ngược, tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản; ít nhiều sẽ gây tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là đối với các loại hóa chất, kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng tôm thế giới hiện đang bị suy giảm do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Vibrio hay vi rút. Kháng sinh đã được sử dụng với khối lượng lớn nhằm kiểm soát bệnh dịch, tuy nhiên, việc sử dụng này trong nhiều trường hợp thường không mang lại hiệu quả hoặc làm tăng thêm mầm bệnh. Công nghệ nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là chìa khóa giải quyết các vấn đề này.