Qua 2 năm triển khai các mô hình tại một số tỉnh ven biển miền Trung đều thành công và khẳng định hiệu quả. Đối với mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển cho thu nhập 150 triệu đồng/ha; còn nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển đạt 200 triệu đồng/ha…
Trong nuôi tôm thâm canh hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn khá tùy tiện, phần lớn dịch bệnh trên tôm phát sinh và lây lan từ các nguồn nước thải này, khiến người nuôi tôm thiệt hại rất nặng nề. Do đó, tuyên tuyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người nuôi tôm trong việc cải tạo và xử lý chất thải trong nuôi tôm được ngành chức năng đặc biệt chú trọng.
Để tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt vào ban đêm. Dưới đây là các khuyến cáo của Soraphat Panakorn (Aquaculture Asia Pacific, Novozymes Biologicals, Thái Lan) về quản lý ao tôm với người nuôi và cán bộ thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi tôm.
Đó là chia sẻ của TS Nghiêm Vũ Khải (ảnh), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với Tạp chí Thủy sản Việt Nam về vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển thủy sản gây ra. Theo đó, lời giải cho vấn đề này chính là việc cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật.
Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt thời gian ban đêm. Bài viết này giới thiệu các khuyến cáo của Soraphat Panakorn (Aquaculture Asia Pacific, Novozymes Biologicals, Thái Lan) về quản lý ao nuôi tôm với người nuôi tôm để các cán bộ thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi tôm ở nước ta tham khảo.
Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi. Vì vậy, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường ở mức tối ưu khi thả giống.
Kể từ ngày 06/8/2015, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ NN và PTNT về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những lời đáp cho bài toán an ninh lương thực toàn cầu. Nhưng nuôi ở đâu và thế nào vẫn là vấn đề bàn cãi. Dù là nông nghiệp đại dương hay đất liền cũng đều phải hướng tới sự bền vững và an toàn, đó mới thực sự là cứu cánh cho tương lai.