Hiện nay, đã vào giai đoạn những tháng gần cuối năm 2014, do đó thường xuyên xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày liên tục, làm cho việc quản lý sức khỏe tôm nuôi gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với những ao đáy cát, cát bùn, đất phèn; Nếu khâu cải tạo ao, gây màu nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì khi gặp mưa (nhất là những cơn mưa kéo dài) các yếu tố môi trường: pH, độ kiềm, độ mặn…
Khi nuôi tôm trong mùa mưa chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề về sự biến động của các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm, độ trong, nhiệt độ, oxy hoà tan, NH3, NO2 – ….; các bệnh: đóng rong, mềm vỏ, cong thân, phân trắng, làm sao phải điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng cho phép để tôm phát triển. Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của 1 vụ nuôi.
Gần đây, người nuôi phải đối mặt với vấn đề dao động bất thường của nhiệt độ và độ mặn, nguyên nhân gây nên các loại bệnh cho tôm nuôi; đặc biệt đầu vàng (YHD-Yellow head disease), đốm trắng (WSD-White spot disease) và phát sáng do vi khuẩn (Luminescent bacteria) là các bệnh thường mang đến những mùa vụ thất bát cho người nuôi.