Tháng 1/2015, anh Nguyễn Hữu Hòa – cán bộ Công ty xây dựng thương mại Linh Anh dưới sự giúp đỡ của anh Đỗ Kim Tâm – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Ninh Thuận – một chuyên gia trồng rong sụn đã đưa rong sụn từ Ninh Thuận ra trồng thí điểm tại khu neo đậu cảng Mũi Chùa, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae) thuộc ngành rong lục có giá trị dinh dưỡng cao, giàu axit amin và axit béo thiết yếu, xuất hiện tự nhiên với sinh lượng khá lớn trong các thủy vực nước lợ (ao nuôi tôm quảng canh, kênh, mương…) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, là đối tượng rất có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy, biến động các yếu tố môi trường…, từ đó ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi trong ao. Tuy nhiên, việc xử lý rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm là không đơn giản và nếu xử lý không đúng cách cũng khiến tôm nuôi bị sốc, yếu dẫn đến phát bệnh. Do đó, bà con nông dân cần có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định môi trường ao tôm.
Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.
Vì người nuôi trồng thủy sản