Nuôi ba ba trên đất rừng thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Nuôi cá không hiệu quả, ông Hương quyết định đầu tư vào ba ba trên đất rừng và hiện thu lãi 200–250 triệu đồng mỗi năm.
Nuôi cá không hiệu quả, ông Hương quyết định đầu tư vào ba ba trên đất rừng và hiện thu lãi 200–250 triệu đồng mỗi năm.
Nuôi Cua dưới tán rừng ngập mặn trong điều kiện không có đê bao không cần đầu tư lớn. Về khu nuôi thả chỉ yêu cầu là nơi có rừng ngập mặn và khi thủy triều lên được ngập bãi. Bãi nuôi đảm bảo nước lưu thông sạch sẽ và không cần cải tạo, sau đó dùng cọc tre, lưới mắt nhỏ khoang vùng là được.
Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng không chỉ giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu, mà còn góp phần đáng kể trong việc bảo vệ rừng ngập mặn, một trong những chủ trương được tỉnh ưu tiên thực hiện thời gian qua.
Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện thí điểm phương án thuê khoán quản lý bảo vệ rừng kết hợp nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ tại huyện Phú Tân. Hiện mô hình này đang phát huy hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa góp phần bảo vệ và phát triển rừng địa phương. Đến nay, 65 hộ dân được thuê khoán đất rừng đã có nguồn thu nhập khá ổn định nhờ mô hình trên.
Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) hỗ trợ cho dự án nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn tại Cà Mau. Dự án có tên “Rừng ngập mặn và Thị trường” (MAM – Mangroves and Markets) nhằm hỗ trợ việc nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng ngập mặn ở vùng bán đảo Cà Mau nhằm khôi phục diện tích rừng ngập mặn đã mất và góp phần làm giảm lượng khí thải carbon.
Ngày 7/10/2014, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu xây dựng chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi tròng thủy sản tại Hà Nội.