Đầu năm 2014, anh Võ Đình Tiến đầu tư gần 4 tỉ đồng xây dựng trang trại nuôi cá sấu thương phẩm tại xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu. Mô hình này tuy còn khá mới mẻ đối với người dân Phú Yên nhưng được kỳ vọng thu lãi tiền tỉ.
Việc ứng dụng công nghệ biofloc (viết tắt tiếng Anh là BFT) trong nuôi thâm canh cá rô phi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Cách đây 3 năm, nghề nuôi cua xanh người dân chủ yếu thu gom từ nguồn giống tự nhiên trong đầm phá để nuôi và phụ thuộc vào tự nhiên nên không đảm bảo về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cua xanh đã có con giống sinh sản nhân tạo nên giá giống rẻ và chủ động hơn trước. Thức ăn cho cua là cá tạp, tuy nhiên trong nuôi thương phẩm cua ăn được thức ăn công nghiệp.
Cá Chình hoa (Anguilla marmorata) có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng là loài đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao và được coi như (nhân sâm dưới nước). Vì vậy cá Chình hoa được rất nhiều nước ưa chuộng. Cá Chình trên thị trường hiện nay được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên. Tuy nhiên việc khai thác cá chình quá mức gây nên hậu quả nguồn lợi cá Chình trong khu vực giảm đáng kể.
Năm 2014, việc nuôi hàu thương phẩm ở 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại đã phát triển thành phong trào. Nhiều hộ dân đã chuyển đất nuôi sò sang nuôi hàu, hy vọng có lợi nhuận cao.
Nuôi Cua dưới tán rừng ngập mặn trong điều kiện không có đê bao không cần đầu tư lớn. Về khu nuôi thả chỉ yêu cầu là nơi có rừng ngập mặn và khi thủy triều lên được ngập bãi. Bãi nuôi đảm bảo nước lưu thông sạch sẽ và không cần cải tạo, sau đó dùng cọc tre, lưới mắt nhỏ khoang vùng là được.