Thời gian gần đây người nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp tình trạng tôm bị “bệnh đốm đen”, tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch. Một số trường hợp khác tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm giá trị thương phẩm.
Tổng quan về khoáng chất, Ý nghĩa sinh lý của khoáng đa lượng đối với tôm thẻ chân trắng, Nhu cầu khoáng chất trong khẩu phần ăn, Nhu cầu khoáng chất trong môi trường nước, Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hữu dụng sinh học của khoáng chất, Những vấn đề về khoáng khi nuôi tôm ở độ mặn thấp…
Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng canxi, magiê, sắt và kẽm làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho tôm nuôi.
Cà Mau là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế thuỷ sản, nên sau hơn 10 năm chuyển dịch sản xuất, diện tích nuôi tôm đã hơn 360.000 ha, nhiều nhất nước. Tuy nhiên, hầu hết nông dân chưa thật sự nắm vững kỹ thuật nuôi và những vấn đề liên quan đến con tôm. Hạn chế này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tôm chết kéo dài bấy lâu. Và hiện nay, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp phát triển nhanh thì dịch bệnh trên tôm càng phức tạp.
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh). Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường.