Vibrio là nguồn gốc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi. Để hạn chế được các bệnh Vibrio trên tôm thương phẩm, trước hết phải có đàn giống nuôi khỏe mạnh và sạch bệnh. Vì vậy, phải quản lý được sự lây nhiễm của vi khuẩn Vibrio trong trại giống.
Dù mô hình luân canh tôm – lúa đã xuất hiện từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, do tác động của vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất mô hình này thể hiện nhiều ưu thế phát triển, phù hợp với xu thế chung, nhất là rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Sản lượng tôm nuôi năm 2014 tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng (TTCT), đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh với nhiều quy trình công nghệ mới, năng suất và hiệu quả cao.
Năm 2014, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Toàn huyện có 1.985 ha NTTS, sản lượng đạt 5.485 tấn.
Bệnh hoại tử gan tụy đang và sẽ là mối nguy lớn cho người nuôi tôm. Tôm giống có sức khỏe kém, gan tụy bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, gặp điều kiện môi trường không thuận lợi thì bệnh sẽ bùng phát.
Nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh thời gian qua phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt những năm gần đây, Quảng Ninh đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm chân trắng công nghệ cao như: Nuôi trong ao bê tông, ao bạt và nuôi tôm trong nhà bạt, phương thức nuôi mới này đang phát triển nhanh và hiệu quả với năng suất từ 10-20 tấn/ha/vụ. Hiệu quả mang lại là niềm mơ ước của không ít người nuôi trồng thuỷ sản.
Qua nhiều năm thất bại với tôm thẻ chân trắng (TTCT), do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh (ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã “đánh liều” với số phận bằng cách thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT. Điều bất ngờ: Mô hình nuôi kết hợp này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận khá cao, ngay vụ nuôi đầu tiên.