Lưu trữ cho từ khóa: Tôm

Thay thế protein đậu nành bằng protein rong bún và rong mền cho tôm giống

Rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae) thuộc ngành rong lục có giá trị dinh dưỡng cao, giàu axit amin và axit béo thiết yếu, xuất hiện tự nhiên với sinh lượng khá lớn trong các thủy vực nước lợ (ao nuôi tôm quảng canh, kênh, mương…) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, là đối tượng rất có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản.

Chlorin và TCCA có hiệu quả diệt khuẩn cao trong nuôi tôm

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tôm (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện nay có khoảng 10 loại hóa chất thường được sử dụng trong ao nuôi tôm với mục đích khử trùng, diệt khuẩn nước ao tôm trước khi thả giống cũng như xử lý nước định kỳ trong quá trình nuôi để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, qua đánh giá chỉ có một vài loại hóa chất là có hiệu quả diệt khuẩn cao trong môi trường ao nuôi tôm.

Phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở miền trung

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản đối với các tỉnh nghèo ở miền trung có tiềm năng đất đai. Tuy nhiên, để phương thức sản xuất này phát triển an toàn, bền vững, đòi hỏi các tỉnh phải có quy hoạch vùng nuôi và sớm giải quyết những vướng mắc.

Làm đẹp tôm trước khi thu hoạch

Trong nghề nuôi tôm sú, t hường gần đến cuối vụ chuẩn bị thu hoạch, người nuôi ít chú ý các vấn đề như: yếu tố môi trường, vệ sinh ao, không bổ sung vi lượng, khoáng chất dẫn đến chất lượng tôm thu hoạch không cao, con tôm không đẹp, bị đóng rong, mòn đuôi (sâu đuôi), mềm vỏ, cụt râu … Tôm không đẹp thường bị phân loại thấp không mang lợi nhuận cao cho người nuôi. Để khắc phục những hạn chế này, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp như: kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả. Những hiện tượng hay gặp ở tôm sắp thu hoạch là: