Hiện nay tôm càng xanh là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn làm sao để đạt hiệu quả vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm rất cao, chiếm trên 50% chi phí vụ nuôi.
Các vấn đề về bệnh ở các trang trại nuôi tôm một phần có thể là do quá trình tương tác trong thực hành quản lý gây ra lai cận huyết ở các trại giống nhỏ và gia tăng do lai cận huyết khả năng dễ mắc và stress/căng thẳng từ môi trường.
Bệnh hoại tử gan tụy thường gây chết tôm hàng loạt trong giai đoạn từ khi thả giống đến 45 ngày tuổi. Để hạn chế bệnh này, người nuôi cần đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng tránh.
Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói (thường sau 3-6 giờ lột xác tôm mới hoạt động bình thường trở lại).
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.
Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc.
Tảo là nguồn cung cấp ôxy chính cho hô hấp của tôm, đồng thời hấp thu muối dinh dưỡng, giảm độ trong nước, giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi… Khi mật độ tảo cao sẽ gây nở hoa trong nước, gây thiếu ôxy cho ao tôm về đêm. Quản lý tốt tảo trong ao là rất cần thiết.
Ông Bùi Ngọc Liêm ở phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) hiện là Chủ tịch Hội Nghề cá Móng Cái đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm trong nhà kín thành công.