Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy
Để hạn chế tối đa rủi ro khi nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao có trải bạt nền đáy, các hộ nuôi tôm cần lưu ý về chuẩn bị ao, thả giống, chăm sóc…
Để hạn chế tối đa rủi ro khi nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao có trải bạt nền đáy, các hộ nuôi tôm cần lưu ý về chuẩn bị ao, thả giống, chăm sóc…
Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng canxi, magiê, sắt và kẽm làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho tôm nuôi.
Trong nuôi tôm cá, khi tảo phát triển mạnh sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho môi trường ao nuôi như: dao động pH trong ngày lớn (pH chiều có thể lớn hơn 9,0). Trong khi đó vào lúc gần sáng (3-4 giờ), quá trình hô hấp của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong môi trường và thải ra một lượng lớn CO2, từ đó kéo theo pH trong ao bị giảm thấp. Kết hợp với điều kiện oxy thấp, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh.
Hình thức nuôi tôm đa dạng như thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến phù hợp cho quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay tình hình bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Bên cạnh những bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú nuôi thâm canh do tác nhân vi rút hay bệnh liên quan đến gan tụy thì bệnh do các sinh vật bám (bệnh “đóng rong”) cũng gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi. Các sinh vật bám gây bệnh “đóng rong” bao gồm động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, vi nấm…
Cà Mau là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế thuỷ sản, nên sau hơn 10 năm chuyển dịch sản xuất, diện tích nuôi tôm đã hơn 360.000 ha, nhiều nhất nước. Tuy nhiên, hầu hết nông dân chưa thật sự nắm vững kỹ thuật nuôi và những vấn đề liên quan đến con tôm. Hạn chế này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tôm chết kéo dài bấy lâu. Và hiện nay, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp phát triển nhanh thì dịch bệnh trên tôm càng phức tạp.
Nhằm nâng cao chất lượng tôm giống cho các trại sản xuất tôm giống trong tỉnh, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai Dự án Ứng dụng hệ thống lọc nước mặt TĐC vào quy trình sản xuất giống tôm sú ở một số cơ sở tại huyện Năm Căn. Kết quả bước đầu rất khả quan khi năng suất tăng 30% so với cách sản xuất truyền thống.
Sản lượng tôm thế giới hiện đang bị suy giảm do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Vibrio hay vi rút. Kháng sinh đã được sử dụng với khối lượng lớn nhằm kiểm soát bệnh dịch, tuy nhiên, việc sử dụng này trong nhiều trường hợp thường không mang lại hiệu quả hoặc làm tăng thêm mầm bệnh. Công nghệ nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là chìa khóa giải quyết các vấn đề này.
Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) – một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh). Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường.
Bệnh học thủy sản là một cuốn sách hay và rất cần thiết cho tất cả những người làm việc và nghiên cứu trong ngành thủy sản.